Nấm linh chi đặc biết tốt với người huyết áp cao, gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ, kháng khuẩn, tăng cường tình dục, giúp dễ ngủ và chống ung thư.
Nấm linh chi có nhiều cách để sử dụng nhưng theo đa số cho biết thì cách dưới đây sẽ hiệu quả nhất.
Các nhà khoa học ở Đại học Haifa, Israel khẳng định nấm linh chi - một loài nấm dại thường dùng trong Đông Y có thể chữa ung thư tuyến tiền liệt. Nhóm nghiên cứu đã phát hiện các phân tử trong nấm linh chi (tên khoa học là Ganoderma lucidum) giúp ngăn cản một vài cơ chế liên quan đến sự phát triển của khối u.
Đông trùng hạ thảo và quá trình từ ấu trùng thành trùng thảo
Vào mùa đông, một số ấu trùng sâu bướm sống trong lòng đất bị nấm ký sinh Ophiocordyceps sinensis tấn công. Ấu trùng chết đi chỉ để lại lớp vỏ ngoài, còn nấm mốc thì tiếp tục phát triển nhờ sử dụng chất dinh dưỡng từ cơ thể sâu non.
Đông trùng hạ thảo ngày càng được nhiều người tin dùng để bồi bổ sức khỏe. Tuy nhiên, không ít người chưa hiểu rõ về sản phẩm này, dẫn đến việc sử dụng không đúng cách, khó đạt được hiệu quả tối đa.
Các món ăn bổ dưỡng từ đông trùng hạ thảo
Những giới cách chế biến đông trùng hạ thảo nguyên con thành những món ăn bổ dưỡng.
Công dụng thần kỳ của đông trùng hạ thảo với sức khỏe con người
Chúng tôi xin chia sẻ với người tiêu dùng những tác dụng thần kỳ mà đông trùng hạ thảo mang lại cho sức khỏe của con người.
Đông trùng hạ thảo có ích lợi gì trong quan hệ tình dục
Thời buổi kinh tế phát triển, đời sống vật chất được nâng cao thì nhu cầu sử dụng các vị thuốc qúy của Đông y nhằm bồi bổ sức khoẻ và kéo dài tuổi thọ ngày càng lớn. Với cánh 'mày râu' thì những dược liệu có khả năng cải thiện đời sống sinh lý, phòng chống 'căn bệnh' ' trên bảo dưới không nghe' hoặc 'chưa đi chợ đã hết tiền' xem ra được trọng dụng hơn cả.
Cách nấu món nhân sâm đông trùng hạ thảo hầm thịt heo
Món ăn ngon miệng bổ dưỡng đầy hấp dẫn.
Tăng cường thể lực, bồi bổ cơ thể, chống bệnh tiểu đường, tăng cường hoạt động gan giúp tăng cường tiêu hóa ăn ngon miệng, chống lão hóa, tăng cường trí lực, tăng khả năng sinh lý, chữa huyết áp thấp, giảm đau với ung thư, chống sơ cứng động mạnh, tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa viêm nhiễm do môi trường gây ra.
Theo nghiên cứu của đại học Surrey nước Anh, hiệp hội đái tháo đường Mỹ chỉ ra rằng nhân sâm góp phần giảm lượng đường trong máu.
Saponin là thành phần tạo nên tác dụng tuyệt vời của nhân sâm. Trong nhân sâm càng nhiều thành phần này thì càng tốt.
Cuộc thi nấu ăn nhân sâm tại Hàn Quốc
Nhân sâm tại Hàn Quốc được làm thành rất nhiều món ăn giúp bồi bổ sức khỏe.
Cách nấu món gà tần nhân sâm Hàn Quốc
Từ triều đại Joseon có ghi "gà tần hoàng kỳ đã được dâng lên hoàng phi của vua Nhân Tổ (Injo) khi sức khỏe của bà không tốt.
Thật không an toàn khi sử dụng "hồn nhiên" nhân sâm với một người không nên sử dụng nhưng sử dụng đúng cách nhân sâm lại là thần dược. Sử dụng liều chuẩn là bao lâu thì đạt hiệu quả tốt nhất? Đối tượng nào nên sử dụng thì tốt? Nhân sâm tác động đến huyết áp và đường máu như thế nào?
Tác hại của bia rượu khi uống nhiều
Trong vòng một giờ uống vào cơ thể, rượu được hấp thu toàn bộ với 80% tại ruột non và số còn lại ở dạ dày. Cồn bắt đầu tấn công cơ thể, trong đó gan và hệ thần kinh trung ương phải chịu đựng nhiều nhất.
Cách làm chanh và mật ong chưa đau họng da khô nứt nẻ
Khi trời lạnh, cơ thể con người vốn rất mong manh nên rất khó cưỡng lại được sự mệt mỏi và cảm lạnh. Biểu hiện là ho, sổ mũi, hắt hơi nhiều, đau rát họng, nhức đầu,… làn da trở lên nứt nẻ, khô ráp, đặc biệt đối với người cao tuổi còn bị đau nhức xương cốt rất khó chịu.
Tác hại của diệp hạ châu đắng
Diệp hạ châu có tác dụng diệt khuẩn bảo vệ gan lợi tiểu chữa viêm thận phù thũng, viêm niệu đạo và sỏi niệu đạo, viêm ruột, lỵ, viêm kết mạc, viêm gan, trị kiết lỵ, sốt rét, đau dạ dày, bệnh hoa liễu, vàng da, sỏi thận, sỏi mật.
Tác hại của bia rượu khi uống nhiều
Tam thất là một vị thuốc quý đặc biệt đối với phụ nữ ở tuổi sinh đẻ. Để sử dụng tam thất một cách khoa học, đem lại hiệu quả trong chữa bênh cần chú ý cách lựa chọn và sơ chế trước khi dùng.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh tim mạch là một trong những nguyên nhân gây tử vong cao nhất. Tuy nhiên chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt có vai trò quan trọng quyết định tình trạng tim mạch của mỗi người. Điều này thể hiện rõ rệt đối với tất cả những người có bệnh tim mạch. Bài viết sau xin giới thiệu một số thực phẩm quen thuộc dễ kiếm có tác dụng phòng chống bệnh tim mạch để bạn đọc lựa chọn vào thực đơn hằng ngày.

Thực phẩm phòng chống bệnh tim mạch
 
Bệnh tim mạch thường gặp liên quan đến tăng huyết áp, xơ vữa động mạch. Chế độ ăn hợp lý có tác động làm giảm huyết áp và phòng xơ vữa động mạch.

Nguyên tắc ăn uống để phòng chống tăng huyết áp:

- Giảm muối natri: Nghiên cứu dịch tễ học cho thấy ở các quần thể dân cư có tập quán ăn mặn thì tỷ lệ người bị tăng huyết áp cao hơn hẳn với các quần thể có tập quán ăn nhạt hơn. Vì vậy, chỉ nên ăn dưới 6 gam muối/ngày.

- Chế độ ăn giàu kali (K): Kali có nhiều trong rau, quả, khoai và đỗ đậu như rau dền, dưa chuột, bắp cải, súp lơ, su hào, xà lách, đậu cô ve, giá đỗ, cải soong, cà chua, cà rốt, cam, chanh, chuối, mận, mơ, dưa hấu.

- Thức ăn giàu canxi: sữa và các chế phẩm của sữa.

- Giảm chất béo, dùng dầu thực vật như dầu lạc, dầu đậu nành, dầu ngô, dầu cải… thay cho mỡ động vật. Vì dầu thực vật không có cholesterol và chứa ít acid béo bão hòa (dưới 40%) hơn mỡ động vật (60-90%)

- Hạn chế rượu bia: rượu bia làm tăng chuyển hóa giai đoạn đầu, gây tích tụ mỡ dưới da và tăng mỡ máu gây tăng huyết áp và xơ vữa động mạch.

- Tránh tăng cân quá mức: tỷ lệ tăng huyết áp ở người béo phì cao hơn hẳn người không có béo phì.

Nguyên tắc ăn uống để phòng xơ vữa động mạch:

- Giảm lượng chất béo ăn vào trong ngày để giảm cân ở những người thừa cân, béo phì.

- Giảm lượng cholesterol trong khẩu phần ăn xuống dưới 250mg/ngày. Người béo mà cholesterol máu cao thì cần hạn chế lượng calo ăn vào (giảm cơm), hạn chế ăn thức ăn có nhiều cholesterol như thịt, phủ tạng động vật, các món xào rán.

- Nên sử dụng các loại thịt ít béo như thịt bò, thịt gà nạc, thịt lợn thăn, cá nạc, đậu đỗ.

- Hạn chế đường, mật: tối đa chỉ nên 10-20g/ngày. Nên sử dụng kết hợp ngũ cốc và khoai củ.

- Nên ăn nhiều rau quả để cung cấp đủ vitamin, chất khoáng và nhiều chất xơ giúp đào thải cholesterol ra ngoài.

Bưởi phòng bệnh tim mạch rất tốt

Kết quả nghiên cứu mới nhất cho thấy, bưởi làm hạ lượng cholesterol nên có thể phòng bệnh tim mạch. Ăn bưởi không chỉ giúp hạ cholesterol mà còn giảm bớt mức độ tổn hại của thành mạch. Đặc biệt, chất tinh dầu trong vỏ bưởi có thể ngăn cản việc hấp thụ cholesterol của ruột non, có thể uống nước ép trái bưởi cho thêm tinh dầu vỏ bưởi.

Táo phòng chống xơ cứng động mạch

Người cổ Hy Lạp coi táo là "thuốc thanh xuân". Y học hiện đại cũng khuyên các bệnh nhân tuỳ theo bệnh mà ăn các loại táo khác nhau, để phòng bệnh xơ cứng động mạch thì tất cả các loại táo đều tốt. Kết quả nghiên cứu cho thấy, người bệnh xơ cứng động mạch mỗi ngày ăn 300g táo trong thời gian dài, hiện tượng xơ cứng đã giảm.

Người bị bệnh tim nên ăn nhiều khoai tây

Người bị bệnh tim đều bị phù thũng ở các mức độ khác nhau nên thường dùng thuốc lợi tiểu, dễ gây mất kali cho cơ thể. Do vậy, những người này cần thường xuyên ăn khoai tây giàu chất kali, vừa bổ sung kali lại bổ sung protit, khoáng chất và vitamin.

Hành tây giảm cholesterol, hạ huyết áp bảo vệ tim

Theo kết quả nghiên cứu trên 5.132 đối tượng trong 25 năm thấy rằng, hành tây giúp phòng chống bệnh động mạch vành rất tốt, đặc biệt là đối với phụ nữ vì trong hành có chứa chất chống ôxy hóa. Như chúng ta đã biết hành là loại gia vị thông dụng, chứa nhiều vitamin, khoáng chất, canxi, phốtpho, sắt… Y học hiện đại cho rằng trong hành có những chất giúp làm giảm sự lắng đọng cholesterol trên thành mạch máu và có thể phá huỷ các chất gây tắc nghẽn trong mạch máu, giảm tích tụ tiểu cầu, giảm thiếu máu cục bộ, tránh tổn thương mạch, từ đó có tác dụng phòng bệnh tim… Bạn có thể dùng hành, hành tây (không hạn chế số lượng), dùng làm rau ăn có tác dụng hạ huyết áp. Ngoài ra, một số loại quả khác như cà rốt, cải thảo, bí xanh, cà tím, cà chua, nho đỏ cũng có tác dụng tương tự.

Ăn cà chua sống tốt cho tim mạch

Theo các nhà khoa học Mỹ thì cà chua có tác dụng bảo vệ tim và hạ tỷ lệ phát bệnh tim. Lý do vì trong cà chua có một chất chống ôxy hoá rất mạnh, có thể phòng chống tổn thương cho tế bào cơ tim. Các nhà dinh dưỡng học khuyên mỗi ngày ăn một quả cà chua sống là đủ, nếu uống nước cà chua thì không quá 200ml/ngày. Tuy nhiên, cần dùng cà chua sạch và không nên ăn lúc đói, vì cà chua có lượng acid lớn, nếu ăn vào nó sẽ kết hợp với dịch chua trong dạ dày trở thành hợp chất không hoà tan làm áp lực trong dạ dày tăng cao, dễ dẫn tới đau dạ dày. Vì vậy nên ăn cà chua sống cùng bữa ăn.

Ăn thực phẩm giàu vi chất đồng

Cơ thể nếu thiếu đồng lâu dài sẽ làm cho lượng cholesterol tăng cao, dẫn tới xơ cứng động mạch vành mà gây ra bệnh tim. Nếu mỗi ngày nạp vào cơ thể 2 – 3 mg đồng sẽ thoả mãn nhu cầu của cơ thể. Vì vậy, chúng ta cần thường xuyên ăn thực phẩm giàu vi chất đồng như tôm, cá, lạc, vừng…; gan các loại gà vịt, gan ngỗng để phòng bệnh tim.

Trà nóng phòng chữa bệnh tim mạch

Các nghiên cứu cho thấy, uống nước chè nóng có rất nhiều tác dụng, trong đó có cả tác dụng phòng chống bệnh tim mạch. Đó là khi trà đun sôi sẽ giải phóng ra sắc tố chè với nồng độ cao, các chất flavonoids là chất chống ôxy hóa mạnh có tác dụng bảo vệ cơ tim. Ngoài ra các hợp chất tự nhiên của thảo mộc chẳng những có thể làm sạch những chất xơ vữa trên thành mạch, làm cho thành mạch dần dần trở lại bình thường, mà còn có thể phòng chống sự lắng đọng cholesterol trên thành mạch, chống phát sinh xơ cứng động mạch.

Cách dùng: Chè xanh 5g, đổ vào 200ml nước đun sôi lên rồi rút lửa nhỏ, đun tiếp 5 phút, bắc ra để lắng một lát rồi chắt nước bỏ bã, uống lúc đói, ngày một lần, trong 3 tháng liền. Hoặc dùng như nước uống thường ngày.
 
Theo suckhoevadoisong.net

Ý kiến bạn đọc ()
 
Các bài liên quan về Một số loại rau củ
Một nghiên cứu mới được đăng trên Archives of Internal Medicine cho thấy, quá nhiều hàm lượng natri có trong muối và quá ít hàm lượng kali trong khẩu phần ăn làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Kali có nhiều trong các loại rau.
Những hoa quả màu vàng không nên bỏ qua. Các loại củ, quả màu vàng cam vẫn được biết đến là làm giảm nguy cơ ung thư và tim mạch. Điều gì là bí mật của chúng? Đó là bởi trong số các chất dinh dưỡng mà chúng có, có một loại có tên gọi carotene. Quá trình lão hóa (oxi hóa tự nhiên) là hệ quả của cơ chế trao đổi chất và sự già đi của cơ thể, kéo theo đó là các căn bệnh kinh niên.
Chỉ số choresterol trong máu cao có thể kéo theo hàng loạt vấn đề về tim mạch và làm giảm chất lượng cuộc sống. Hãy làm bạn với 5 loại thực phẩm sau để bảo vệ chính mình khỏi nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
Chất lycopene trong cà chua có thể ức chế cholesterol ở màng tế bào, rất tốt cho hệ tim mạch.
Phụ nữ có chế độ ăn hàng ngày rau củ và trái cây giàu chất chống oxy hóa, ngay cả với những người có tiền sử bệnh tim mạch sẽ ít có khả năng bị đột quỵ hơn.
Chất lycopene trong cà chua có thể ức chế cholesterol ở màng tế bào, giảm nồng độ cholesterol và nồng độ triglyceride trong máu, từ đó có thể phòng tránh các bệnh tim mạch.
Nhưng hoa quả giảm nết nhăn, bảo vệ nhan sắc, làm da trắng tự nhiên.
Rau cần là loại rau thông dụng và có thể sử dụng làm thuốc. Theo Đông y học: Rau cần có vị ngọt, cay, tính mát, vào các kinh Phế và Vị. Có tác dụng thanh nhiệt, bình can, khư phong, lợi thấp, tỉnh não kiện thần, nhuận phế chỉ khái. Có thể sử dụng để chữa cao áp huyết, mạch máu xơ cứng, thần kinh suy nhược, kinh nguyệt không đều.
Lựu là loại cây phổ biến ở nước ta, thường thấy trong đình chùa hoặc trồng làm cảnh. Lựu còn được trồng để thu hoạch quả và bán nhiều vào mùa hè. Quả lựu được nhiều chị em ưa thích vì hương vị đặc trưng như nhiều nước, thanh chua và thích hợp với thói quen ăn vặt của chị em nữ.
Hiện nay, người ta nói đến nhiều chất có khả năng chống oxy hóa, khử gốc tự do - nguyên nhân gây ra sự lão hóa, nhưng thực tế, chỉ có bốn chất: beta caroten, vitamine E, vitamine C và selen được chứng minh chắc chắn có tác dụng này.
Tin đọc nhiều
Tim đập nhanh kéo dài sẽ dẫn đến dễ mệt mọi suy tim, giảm tuổi thọ, cần phát hiện sớm để điều trị. Sau đây là phương pháp đơn giản hiệu quả không dùng thuốc.
Rau cần là loại rau thông dụng và có thể sử dụng làm thuốc. Theo Đông y học: Rau cần có vị ngọt, cay, tính mát, vào các kinh Phế và Vị. Có tác dụng thanh nhiệt, bình can, khư phong, lợi thấp, tỉnh não kiện thần, nhuận phế chỉ khái. Có thể sử dụng để chữa cao áp huyết, mạch máu xơ cứng, thần kinh suy nhược, kinh nguyệt không đều.
Chim cút được tôn là sâm động vật, vì vậy người ta cũng đã kiểm nghiệm thấy trứng chim cút rất giàu dinh dưỡng hơn cả trứng gà vịt, đặc biệt loại trứng cút lộn lại tuyệt vời.
Thì là là một loại rau gia vị không thể thiếu trong các món canh cá, chả cá, chả mực… vừa thơm ngon vừa át được mùi tanh. Ngoài tác dụng làm gia vị trong ẩm thực, thì là còn có tác dụng làm thuốc.
Dưới đây là những công dụng của dưa lê