Nấm linh chi đặc biết tốt với người huyết áp cao, gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ, kháng khuẩn, tăng cường tình dục, giúp dễ ngủ và chống ung thư.
Nấm linh chi có nhiều cách để sử dụng nhưng theo đa số cho biết thì cách dưới đây sẽ hiệu quả nhất.
Các nhà khoa học ở Đại học Haifa, Israel khẳng định nấm linh chi - một loài nấm dại thường dùng trong Đông Y có thể chữa ung thư tuyến tiền liệt. Nhóm nghiên cứu đã phát hiện các phân tử trong nấm linh chi (tên khoa học là Ganoderma lucidum) giúp ngăn cản một vài cơ chế liên quan đến sự phát triển của khối u.
Đông trùng hạ thảo và quá trình từ ấu trùng thành trùng thảo
Vào mùa đông, một số ấu trùng sâu bướm sống trong lòng đất bị nấm ký sinh Ophiocordyceps sinensis tấn công. Ấu trùng chết đi chỉ để lại lớp vỏ ngoài, còn nấm mốc thì tiếp tục phát triển nhờ sử dụng chất dinh dưỡng từ cơ thể sâu non.
Đông trùng hạ thảo ngày càng được nhiều người tin dùng để bồi bổ sức khỏe. Tuy nhiên, không ít người chưa hiểu rõ về sản phẩm này, dẫn đến việc sử dụng không đúng cách, khó đạt được hiệu quả tối đa.
Các món ăn bổ dưỡng từ đông trùng hạ thảo
Những giới cách chế biến đông trùng hạ thảo nguyên con thành những món ăn bổ dưỡng.
Công dụng thần kỳ của đông trùng hạ thảo với sức khỏe con người
Chúng tôi xin chia sẻ với người tiêu dùng những tác dụng thần kỳ mà đông trùng hạ thảo mang lại cho sức khỏe của con người.
Đông trùng hạ thảo có ích lợi gì trong quan hệ tình dục
Thời buổi kinh tế phát triển, đời sống vật chất được nâng cao thì nhu cầu sử dụng các vị thuốc qúy của Đông y nhằm bồi bổ sức khoẻ và kéo dài tuổi thọ ngày càng lớn. Với cánh 'mày râu' thì những dược liệu có khả năng cải thiện đời sống sinh lý, phòng chống 'căn bệnh' ' trên bảo dưới không nghe' hoặc 'chưa đi chợ đã hết tiền' xem ra được trọng dụng hơn cả.
Cách nấu món nhân sâm đông trùng hạ thảo hầm thịt heo
Món ăn ngon miệng bổ dưỡng đầy hấp dẫn.
Tăng cường thể lực, bồi bổ cơ thể, chống bệnh tiểu đường, tăng cường hoạt động gan giúp tăng cường tiêu hóa ăn ngon miệng, chống lão hóa, tăng cường trí lực, tăng khả năng sinh lý, chữa huyết áp thấp, giảm đau với ung thư, chống sơ cứng động mạnh, tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa viêm nhiễm do môi trường gây ra.
Theo nghiên cứu của đại học Surrey nước Anh, hiệp hội đái tháo đường Mỹ chỉ ra rằng nhân sâm góp phần giảm lượng đường trong máu.
Saponin là thành phần tạo nên tác dụng tuyệt vời của nhân sâm. Trong nhân sâm càng nhiều thành phần này thì càng tốt.
Cuộc thi nấu ăn nhân sâm tại Hàn Quốc
Nhân sâm tại Hàn Quốc được làm thành rất nhiều món ăn giúp bồi bổ sức khỏe.
Cách nấu món gà tần nhân sâm Hàn Quốc
Từ triều đại Joseon có ghi "gà tần hoàng kỳ đã được dâng lên hoàng phi của vua Nhân Tổ (Injo) khi sức khỏe của bà không tốt.
Thật không an toàn khi sử dụng "hồn nhiên" nhân sâm với một người không nên sử dụng nhưng sử dụng đúng cách nhân sâm lại là thần dược. Sử dụng liều chuẩn là bao lâu thì đạt hiệu quả tốt nhất? Đối tượng nào nên sử dụng thì tốt? Nhân sâm tác động đến huyết áp và đường máu như thế nào?
Tác hại của bia rượu khi uống nhiều
Trong vòng một giờ uống vào cơ thể, rượu được hấp thu toàn bộ với 80% tại ruột non và số còn lại ở dạ dày. Cồn bắt đầu tấn công cơ thể, trong đó gan và hệ thần kinh trung ương phải chịu đựng nhiều nhất.
Cách làm chanh và mật ong chưa đau họng da khô nứt nẻ
Khi trời lạnh, cơ thể con người vốn rất mong manh nên rất khó cưỡng lại được sự mệt mỏi và cảm lạnh. Biểu hiện là ho, sổ mũi, hắt hơi nhiều, đau rát họng, nhức đầu,… làn da trở lên nứt nẻ, khô ráp, đặc biệt đối với người cao tuổi còn bị đau nhức xương cốt rất khó chịu.
Tác hại của diệp hạ châu đắng
Diệp hạ châu có tác dụng diệt khuẩn bảo vệ gan lợi tiểu chữa viêm thận phù thũng, viêm niệu đạo và sỏi niệu đạo, viêm ruột, lỵ, viêm kết mạc, viêm gan, trị kiết lỵ, sốt rét, đau dạ dày, bệnh hoa liễu, vàng da, sỏi thận, sỏi mật.
Tác hại của bia rượu khi uống nhiều
Tam thất là một vị thuốc quý đặc biệt đối với phụ nữ ở tuổi sinh đẻ. Để sử dụng tam thất một cách khoa học, đem lại hiệu quả trong chữa bênh cần chú ý cách lựa chọn và sơ chế trước khi dùng.

Từ rất xa xưa con người đã biết cách chế biến rong biển thành những món ăn ngon, dù thời đó người ta còn biết nhiều về các tác dụng của rong biển.

1. Tác dụng của rong biển
 
Tác dụng của rong biển với bệnh huyết áp

Từ xa xưa, người ta đã biết rong biển là một thực phẩm bổ dưỡng. Ngày nay, khoa học đã chứng minh được rằng, rong biển đích thực là chứa rất nhiều khoáng chất. Rong biển hấp thu từ nước biển hơn 90 loại khoáng chất với hàm lượng muối thấp và canxi cao. Do đó, rong biển có tác dụng làm giảm huyết áp. Và vì thế, đối với những người bị cao huyết áp thì rong biển là loại thực phẩm được ưu tiên hàng đầu.
 
 
 
Rong biển giúp thải độc và giảm cholesterol trong máu

Qua nghiên cứu và thực nghiệm lâm sàng, các kết luận đưa ra cho thấy, rong biển có tác dụng bổ máu, tim, thận, hệ tuần hoàn, hệ bài tiết và các cơ quan sinh dục. Thành phần quan trọng trong rong biển là chất fertile clement – có tác dụng điều tiết máu lưu thông, tiêu độc, loại bỏ các cặn bã trong cơ thể.  Fertile clement còn là chất không thể thiếu của tuyến giáp trạng, nơi tiết ra hooc-môn sinh trưởng, giúp cơ thể phát triển. Chính vì lẽ đó mà phụ nữ có thai và trẻ em được khuyến khích ăn các thực phẩm làm từ rong biển.

Cuộc sống ngày nay ai cũng sợ các thực phẩm giàu cholesterol, nguyên nhân gây nên bệnh béo phì. Vậy nên các thực phẩm với hàm lượng calo thấp, nhưng vẫn đảm bảo ngon miệng như rong biển đang rất được coi trọng. Các gia đình nên có rong biển trong thực đơn hàng ngày của mình.
 
Ăn rong biển giúp phòng chống các bệnh ung thư đường tiêu hóa

Chất Alga alkane mannitol có trong rong biển là loại đường có hàm lượng calo thấp, giúp nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi cho ruột, làm cho thức ăn tiêu hoá nhanh và sớm loại bỏ các các chất cặn bã lưu lại trong ruột. Nhờ đó, ruột trở nên sạch sẽ, tăng khả năng hấp thụ canxi. Vì thế, rong biển trở thành thực phẩm ngừa táo bón và thúc đẩy sự bài tiết hữu hiệu. Thường xuyên ăn rong biển sẽ giúp hạn chế các bệnh ung thư đường ruột, kết tràng và trực tràng.

Như vậy, rong biển có tác dụng tốt với nhiều nhóm người, nhiều nhóm bệnh. Và việc bổ sung rong biển trong thực đơn của người béo phì, tiểu đường, cao huyết áp, phụ nữ mang thai và trẻ biếng ăn là điều cần thiết.
 
2. Các cách chế biến rong biển thông dụng

Đặc tính của rong biển là tanh, vì thế quan trọng là ta cần biết cách chế biến rong biển sao cho rong bớt tanh. Có thể ngâm nước, ướp thêm gia vị (gừng) hoặc nấu chung với những thực phẩm có thể át được mùi để khử bớt mùi tanh của rong biển. Nên ngâm khoảng 15 phút với nước lạnh, nên ngâm một ít trước để biết được độ nở của rong biển – rồi bổ sung thêm lượng phù hợp (chỉ cần 5phut là rong biển nở hết ra) sau đó bóp nhẹ với muối ăn, rửa sạch nước muối.

Nguyên tắc chung khi chế biến rong biển thành món canh: Đun sôi nước rồi mới cho rong biển vào, nấu khoảng 5 phút bắc ra là được, không nên đun quá lâu sẽ bị dai hoặc nhừ, không ngon.
 
2.1. Các cách chế biến rong biển cho thực đơn gia đình
 
Chế biến món canh rong biển

Rong biển khô xoắn ngâm nước hơi nóng một chút cho nở ra. Sườn non, thịt gà, thịt bò băm ướp gia vị xào sơ sau đó cho nước vào, khi sôi vặn nhỏ lửa đun một lúc. Bắc ra có thể cho thêm hành hoa hoặc thì là.

Món canh rong biển này cực kỳ bổ dưỡng cho não của bé. Lần đầu có thể hơi khó ăn một chút vì hơi tanh, nên ăn nóng sẽ ngon hơn vì để nguội vị tanh sẽ đậm hơn lúc nóng. Có thể nấu với cà chua, đậu hũ non cũng rất ngon.
 
Cách làm gỏi rong biển

Chỉ cần trộn rong câu với rau thơm, nước mắm chua ngọt, tỏi ớt băm nhuyễn, thêm thịt tôm tùy ý, bày ra dĩa sắp dưa leo, cà chua là thành món ăn giải nhiệt ngày hè.
 
Cách làm rong biển trộn rau răm

Rong biển  khô đem ngâm, rửa sạch, luộc chín. Rau răm nhặt rửa sạch, tôm lột vỏ, bỏ đầu và chỉ đen trên lưng, ướp hành băm với muối. Cho dầu vào chảo với ớt bột, chờ sôi. Cho tôm vào, trộn đều với nửa chén nước sôi + muối + đường, rong biển. Đun cho sôi lại thì bắc xuống, nêm bột ngọt và nước mắm cho vừa ăn, múc ra chén nhỏ. Rong biển chấm với tôm kho rất ngon.
 
Làm rong biển xào hoặc sốt chua ngọt

Làm món này, rong biển có thể sốt chung với cà chua, đậu hũ non hoặc xào với các loại rau, thịt, nấm.
Nấu chè rong biển

Nấu như nấu chè bình thường. Có thể nấu rong biển chung với đậu xanh hoặc thạch nếu thích. Chè rong biển là món ngon, mát, bổ ngày hè.
 
Chế biến tôm xào rong biển

Nguyên liệu: 300g tôm sú, 1 lá rong biển, 1 ít cà rốt thái sợi, 2 thìa súp dầu ăn, 2 thìa cafe hạt nêm, 1 thìa cafe tỏi băm, 1/3 thìa cafe gừng băm.

Thực hiện:Tôm lột vỏ bỏ đầu đuôi. Rong biển thái sợi. Phi thơm tỏi gừng với dầu ăn, cho tôm và cả cà rốt và xào chín, nêm hạt nêm vừa ăn. Cuối cùng thả rong biển vào xào sợi, tắt bếp.
Chế biến thịt nạc xào rong biển

- Nguyên liệu: 200g nạc thăn (lưng heo), 1 lá rong biển, ½ củ cà rốt thái chỉ, 100g nấm bào ngư, 1 thìa cafe hạt nêm, 2 thìa súp dầu ăn. Tiêu, tỏi băm.

- Thực hiện: Thịt thịt ướp với hạt nêm, tỏi, tiêu và 1 thìa cafe dầu. Lá rong biển cắt sợi. Nấm cắt gốc, ngâm muối, rửa sạch. Cho dầu vào chảo nóng, trút thịt vào xào vừa chín, cho nấm, cà rốt vào xào thêm 2 phút, thả rong biển vào xào sơ tắt bếp. Trút ra đĩa, dọn ăn kèm nước tương pha tương ớt.
 
Canh cà chua rong biển

- Nguyên liệu: 2 lá rong biển, 2 trái cà chua chín, 100g nấm bào ngư, 1 thìa cafe nước mắm, 1 thìa cafe hạt nêm, 1/2 thìa đường, 1 thìa súp dầu ăn, hành, tỏi phi.

- Thực hiện: Cà chua bổ múi cau. Nấm cắt gốc, ngâm muối, rửa sạch. Rong biển thái sợi. Phi thơm tỏi với dầu ăn, cho cà vào xào 1 phút, nêm hạt nêm, nước mắm và đường vừa ăn.

Cho vào 1 tô nước nấu sôi. Cho nấm vào chờ sôi lại thì thả rong biển vào, tắt bếp, rắc hành trên mặt
Salad rong bien xanh

- Nguyên liệu: 200g tôm sú, 10g rong biển xanh, 10g rong sụn, 100g ớt Đà Lạt, 200g xà lách xanh, tím, 1 quả cà chua, 1 củ hành tím.

- Nước trộn: cho 2 thìa súp giấm + 1 thìa súp đường + 1 thìa súp dầu ăn + 2 thìa cà phê hạt nêm + 1/2 thìa cà phê tiêu vào chén, khuấy đều.

- Thực hiện: Tôm luộc chín, bỏ đuôi, chẻ lưng. Rong sụn và rong biển ngâm nước cho nở, xắt khúc vừa ăn. Ớt Đà Lạt xắt sợi, xà lách rửa sạch, cà chua, củ hành cắt múi cau.

Cho xà lách, ớt, cà chua, củ hành và rau câu, rong biển vào đĩa, xếp tôm lên trên, rưới nước trộn vào, khi ăn trộn đều.
 
Cá ba sa cuộn rong biển

- Nguyên liệu: 300g phi lê cá ba sa, 150g giò sống, 10g rong biển, 1/2 quả ớt sừng, 1/2 củ gừng, 1 thìa súp nước tương, 1 thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê tiêu.

- Thực hiện: Rong biển ngâm nước lạnh cho nở, xắt rong biển bằng với miếng cá. Phi lê cá ba sa lạng mỏng, quét giò sống lên, cho rong biển lên trên cùng, cuộn lại, xếp ra đĩa. Quậy tan nước tương với đường, tiêu, rưới lên cá, mang hấp

Khi cá gần chín cho gừng và ớt xắt sợi vào để thêm 5 phút nữa. Lấy ra, dùng với cơm.

2.2. Cách chế biến rong biển cho thực đơn của bé


Đối với trẻ em, khoảng đến tháng thứ 6, khi các chức năng tiêu hóa và tuần hoàn trong cơ thể đã hoàn chỉnh và hoạt động tốt thì có thể bắt đầu cho bé ăn rong biển trong thực đơn ăn dặm. Có thể nấu chung trong cháo hoặc xay nhuyễn rắc vào cháo cho bé ăn mỗi tuần một lần. Tuy nhiên lưu ý là các loại rong biển khô thường rất mặn nên việc nêm gia vị cần gia giảm muối
 
Cách chế biến rong biển- cháo trứng cho bé

Cho 1 ít rong biển vào chén nước hơi ấm ngâm vài phút, vớt ra xay nhuyễn. Thịt nạc bằm nhuyễn hầm với nước, lấy nước nấu cháo. Cháo sôi, cho lòng đỏ trứng vào đánh đều tay, nêm 1 ít nước mắm rồi cho rong bien đã xay nhuyễn vào là bé có thể dùng được.
 
Nấu rong biển cháo tôm cho bé

Tôm giã nhuyễn, ướp chút gia vị, cho vào nước sôi, lược qua rây để lấy nước dùng cho cháo. Lá rong biển ngâm mềm, xay nhuyễn. Nấu cháo lên, cho rong biển và 1 muỗng nhỏ dầu ăn vào là được. Những bé đã có thể ăn cơm thì có thể cho bé ăn các món mà gia đình dùng, gia giảm chút gia vị trong món ăn của bé.

Trên đây là các cách chế biến rong biển khô thông dụng. Các bạn cũng đã hiểu rõ các tác dụng của rong biển rồi. Chúc các bạn và gia đình có những bữa cơm ngon miệng và bổ dưỡng từ rong biển.
 
phununet.com

Ý kiến bạn đọc ()
 
Các bài liên quan về Một số loại rau củ
Hoa quả không phải cứ thích là ăn, ăn thế nào thì hiệu quả nhất, ăn vào thời điểm nào thì hợp lý nhất, thể chất thế nào thì nên ăn hoa quả gì.
Gừng trong những ngày thời tiết nóng nhẹ có thể bài tiết mồ hôi để hạ nhiệt độ, nâng cao tinh thần, sự hưng phấn; có thể làm giảm các triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, trướng bụng, đau bụng… Rất nhiều bạn nữ có bí quyết "Mùa hè ăn gừng thì không cần đi gặp bác sĩ". Song vẫn cần chú ý về cách sử dụng và những cấm kỵ.
Những năm gần đây, tình trạng táo bón trong giới thanh niên, đặc biệt là các chị em nơi công sở đang ngày càng tăng mạnh. Nguyên nhân chủ yếu do áp lực công việc lớn, tâm lý căng thẳng quá mức, cộng thêm ít vận động, ngồi lâu trong văn phòng…
Không chỉ tăng hương vị cho món ăn, các loại rau này còn được biết đến như bài thuốc có công dụng khá hữu hiệu trong chữa trị những bệnh thông thường. Mặt khác, việc chăm sóc chúng cũng khá đơn giản và không mất nhiều thời gian vì đây toàn là những loại thảo mộc dễ trồng. Bạn không khó khăn gì để mỗi gia đình tự trồng và chăm sóc vườn thuốc nhỏ cho mình.
Trong những năm gần đây, các chủng bệnh lao đã nổi lên có khả năng chịu được một số các kháng sinh mạnh nhất trên thị trường nhưng một giải pháp công bằng công nghệ thấp lại có thể hỗ trợ tốt. Khi vitamin C được đưa vào vi khuẩn lao trong một ống nghiệm, nó sẽ tạo ra một quá trình giết chết các chủng trực khuẩn, thậm chí chủng kháng thuốc. Có thể là khi được sử dụng kết hợp với phương pháp điều trị bệnh lao hiện có, vitamin C có thể giúp bệnh nhân trong những khó khăn để điều trị nhiễm trùng.
Thực phẩm chống lại ô nhiễm như bức xạ máy tính, tiếng ồn, bụi, bức xạ, trì... Thực phẩm nào làm được thế ?
Hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào đã mang lại cho quả ổi danh hiệu "siêu thực phẩm". Hãy khám phá những lợi ích mà loại quả bình dị này mang lại cho sức khỏe của con người.
Linh chi - Chất xơ sau khi đi vào cơ thể không sinh năng lượng, không chứa protein nhưng lại hấp thu nhiều nước và có sức giãn nở nên có tác dụng làm tăng nhanh hoạt động của đường ruột, giúp cơ thể hấp thu những chất dinh dưỡng khác. Ngoài ra, chất xơ còn có tác dụng giúp bài tiết các chất bã và các vi khuẩn độc hại ra ngoài cơ thể. Vì thế, những món ăn chứa chất xơ có thể phòng và chữa trị được bệnh táo bón.
Hãy nắm chắc danh sách trái cây giàu canxi dưới đây để bổ sung vào chế độ ăn của bạn.
Rau, củ, quả tốt cho cơ thể nhưng sai lầm trong cách ăn sẽ có hại cho sức khỏe.
Tin đọc nhiều
Do sự suy giảm hoạt động của hệ trục não bộ - tuyến yên – buồng trứng, làn da của phái đẹp gặp phải nhiều vấn đề từ sau tuổi 40. Nếu không có những thay đổi phù hợp, cách chăm sóc da của chị em sẽ khó thể nào theo kịp đà lão hóa.
Bạn bị khô mắt, mỏi mắt, nổi vân đỏ gây khó chịu. Sau đây là nguyên nhân và cách bảo vệ mắt của bạn.
Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do siêu vi trùng gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi. Các triệu chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ em thường được chuẩn đoán nhầm với bệnh dị ứng, phát ban. Do đó, cần phân biệt các triệu chứng chân tay miệng ở trẻ để điều trị kịp thời nếu không sẽ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm.
Các món ăn dưới đây đều rất ngon mà có điểm chung là không có "gạo" vì gạo được xếp vào thực phẩm nhiều đường, có lượng carb cao, giàu tinh bột. Có người ngày ăn 5 bát cơm lại ít vận động lượng mỡ sẽ tăng rất nhanh. Thời xa xưa các cụ lao động chân tay nhiều. Ngay nay lao động chí óc nhiều. Thói quen ăn uống mỗi người cần tự tìm hiểu về hàm lượng dinh dưỡng để ăn bao nhiêu là đủ để thích nghi với thời @. Nếu có ăn cơm thì cũng chỉ nên ăn 1 đến 2 bát.
Hoa quả không phải cứ thích là ăn, ăn thế nào thì hiệu quả nhất, ăn vào thời điểm nào thì hợp lý nhất, thể chất thế nào thì nên ăn hoa quả gì.