Nấm linh chi đặc biết tốt với người huyết áp cao, gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ, kháng khuẩn, tăng cường tình dục, giúp dễ ngủ và chống ung thư.
Nấm linh chi có nhiều cách để sử dụng nhưng theo đa số cho biết thì cách dưới đây sẽ hiệu quả nhất.
Các nhà khoa học ở Đại học Haifa, Israel khẳng định nấm linh chi - một loài nấm dại thường dùng trong Đông Y có thể chữa ung thư tuyến tiền liệt. Nhóm nghiên cứu đã phát hiện các phân tử trong nấm linh chi (tên khoa học là Ganoderma lucidum) giúp ngăn cản một vài cơ chế liên quan đến sự phát triển của khối u.
Đông trùng hạ thảo và quá trình từ ấu trùng thành trùng thảo
Vào mùa đông, một số ấu trùng sâu bướm sống trong lòng đất bị nấm ký sinh Ophiocordyceps sinensis tấn công. Ấu trùng chết đi chỉ để lại lớp vỏ ngoài, còn nấm mốc thì tiếp tục phát triển nhờ sử dụng chất dinh dưỡng từ cơ thể sâu non.
Đông trùng hạ thảo ngày càng được nhiều người tin dùng để bồi bổ sức khỏe. Tuy nhiên, không ít người chưa hiểu rõ về sản phẩm này, dẫn đến việc sử dụng không đúng cách, khó đạt được hiệu quả tối đa.
Các món ăn bổ dưỡng từ đông trùng hạ thảo
Những giới cách chế biến đông trùng hạ thảo nguyên con thành những món ăn bổ dưỡng.
Công dụng thần kỳ của đông trùng hạ thảo với sức khỏe con người
Chúng tôi xin chia sẻ với người tiêu dùng những tác dụng thần kỳ mà đông trùng hạ thảo mang lại cho sức khỏe của con người.
Đông trùng hạ thảo có ích lợi gì trong quan hệ tình dục
Thời buổi kinh tế phát triển, đời sống vật chất được nâng cao thì nhu cầu sử dụng các vị thuốc qúy của Đông y nhằm bồi bổ sức khoẻ và kéo dài tuổi thọ ngày càng lớn. Với cánh 'mày râu' thì những dược liệu có khả năng cải thiện đời sống sinh lý, phòng chống 'căn bệnh' ' trên bảo dưới không nghe' hoặc 'chưa đi chợ đã hết tiền' xem ra được trọng dụng hơn cả.
Cách nấu món nhân sâm đông trùng hạ thảo hầm thịt heo
Món ăn ngon miệng bổ dưỡng đầy hấp dẫn.
Tăng cường thể lực, bồi bổ cơ thể, chống bệnh tiểu đường, tăng cường hoạt động gan giúp tăng cường tiêu hóa ăn ngon miệng, chống lão hóa, tăng cường trí lực, tăng khả năng sinh lý, chữa huyết áp thấp, giảm đau với ung thư, chống sơ cứng động mạnh, tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa viêm nhiễm do môi trường gây ra.
Theo nghiên cứu của đại học Surrey nước Anh, hiệp hội đái tháo đường Mỹ chỉ ra rằng nhân sâm góp phần giảm lượng đường trong máu.
Saponin là thành phần tạo nên tác dụng tuyệt vời của nhân sâm. Trong nhân sâm càng nhiều thành phần này thì càng tốt.
Cuộc thi nấu ăn nhân sâm tại Hàn Quốc
Nhân sâm tại Hàn Quốc được làm thành rất nhiều món ăn giúp bồi bổ sức khỏe.
Cách nấu món gà tần nhân sâm Hàn Quốc
Từ triều đại Joseon có ghi "gà tần hoàng kỳ đã được dâng lên hoàng phi của vua Nhân Tổ (Injo) khi sức khỏe của bà không tốt.
Thật không an toàn khi sử dụng "hồn nhiên" nhân sâm với một người không nên sử dụng nhưng sử dụng đúng cách nhân sâm lại là thần dược. Sử dụng liều chuẩn là bao lâu thì đạt hiệu quả tốt nhất? Đối tượng nào nên sử dụng thì tốt? Nhân sâm tác động đến huyết áp và đường máu như thế nào?
Tác hại của bia rượu khi uống nhiều
Trong vòng một giờ uống vào cơ thể, rượu được hấp thu toàn bộ với 80% tại ruột non và số còn lại ở dạ dày. Cồn bắt đầu tấn công cơ thể, trong đó gan và hệ thần kinh trung ương phải chịu đựng nhiều nhất.
Cách làm chanh và mật ong chưa đau họng da khô nứt nẻ
Khi trời lạnh, cơ thể con người vốn rất mong manh nên rất khó cưỡng lại được sự mệt mỏi và cảm lạnh. Biểu hiện là ho, sổ mũi, hắt hơi nhiều, đau rát họng, nhức đầu,… làn da trở lên nứt nẻ, khô ráp, đặc biệt đối với người cao tuổi còn bị đau nhức xương cốt rất khó chịu.
Tác hại của diệp hạ châu đắng
Diệp hạ châu có tác dụng diệt khuẩn bảo vệ gan lợi tiểu chữa viêm thận phù thũng, viêm niệu đạo và sỏi niệu đạo, viêm ruột, lỵ, viêm kết mạc, viêm gan, trị kiết lỵ, sốt rét, đau dạ dày, bệnh hoa liễu, vàng da, sỏi thận, sỏi mật.
Tác hại của bia rượu khi uống nhiều
Tam thất là một vị thuốc quý đặc biệt đối với phụ nữ ở tuổi sinh đẻ. Để sử dụng tam thất một cách khoa học, đem lại hiệu quả trong chữa bênh cần chú ý cách lựa chọn và sơ chế trước khi dùng.

Bác sĩ Nga cho biết, tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ gây tổn thương thận và suy thận giai đoạn cuối. Nguy cơ suy thận tăng theo mức độ tăng huyết áp.

Trò chuyện tại Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe TP HCM, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Nga, Phó trưởng phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Nguyễn Trãi cho biết, tỷ lệ người bị tăng huyết áp ngày càng tăng và độ tuổi bị tăng huyết áp cũng ngày càng trẻ. Năm 2000, theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, toàn thế giới có tới 972 triệu người bị tăng huyết áp và số người bị tăng huyết áp ước tính đến năm 2025 là khoảng 1,56 tỷ người.

Theo bác sĩ Nga, lười vận động, ăn uống không hợp lý với chế độ ăn quá nhiều chất béo, ăn mặn, hút thuốc lá... là những nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng của căn bệnh này. Một vấn đề khá quan trọng nữa là tỷ lệ người bị tăng huyết áp ngày càng tăng nhanh chóng ở các nước đang phát triển tại châu Á, châu Phi. Tại Việt Nam, thống kê mới nhất năm 2008 cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp ở người lớn là 25,1%. Tăng huyết áp đã và đang trở thành nguy cơ hàng đầu của các biến chứng tim mạch.

Bác sĩ Nga cho biết, tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ gây tổn thương thận và suy thận giai đoạn cuối. Nguy cơ suy thận tăng theo mức độ tăng huyết áp. Tăng huyết áp dù được điều trị nhưng chưa đạt huyết áp mục tiêu vẫn có nguy cơ bị suy thận. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy tăng huyết áp gây suy thận và ngược lại, suy thận lại gây tăng huyết áp. Vấn đề đặt ra là phải kiểm soát được huyết áp để tránh bị suy thận. Đồng thời cần điều trị tốt suy thận mới hạn chế được tăng huyết áp.

Tăng huyết áp và suy thận tác động lẫn nhau

Tình trạng tăng huyết áp cao và kéo dài sẽ làm tổn thương và phá hủy các mạch máu trong cơ thể, làm giảm lượng máu cung cấp đến thận và các cơ quan khác. Huyết áp tăng cao còn phá hủy bộ lọc ở cầu thận, dẫn đến hậu quả là thận không thể loại bỏ những chất cặn bã độc hại cũng như nước dư thừa ra ngoài. Nước ứ thừa ở trong hệ mạch máu ngày một nhiều làm huyết áp lại càng tăng cao hơn. Do đó, tăng huyết áp là nguyên nhân chính dẫn đến suy thận mạn.

Trong cơ thể, thận có chức năng giữ cho huyết áp được ổn định. Khi thận bị tổn thương, khả năng điều hòa huyết áp giảm, làm cho huyết áp bị tăng cao. Nếu bạn bị suy thận, bệnh tăng huyết áp lại làm cho bệnh thận của bạn nặng thêm. Như vậy, tăng huyết áp có thể là một biến chứng của suy thận mạn. Nếu rơi vào tình trạng này,  cần thực hiện đúng chỉ định điều trị của bác sĩ nhằm kiểm soát huyết áp ở mức cho phép, hãm tốc độ tổn thương thận và phòng tránh bệnh lý tim mạch bởi tăng huyết áp còn gây tổn thương tim.

Biểu hiện những biến chứng thận ở bệnh nhân tăng huyết áp

Suy thận do tăng huyết áp thường liên quan đến huyết áp tâm thu hơn là huyết áp tâm trương.

Triệu chứng của suy thận có thể chỉ xuất hiện khi chức năng thận còn lại 1/10 so với mức bình thường như sưng phù, mệt mỏi, xanh xao, đau đầu, chán ăn, buồn nôn, tiểu nhiều lần…

Tổn thương thận do tăng huyết áp biểu hiện dưới 3 dạng là tiểu albumin vi thể, tiểu protein và suy thận. Vì vậy, đánh giá tổn thương thận trên người tăng huyết áp chủ yếu là dựa vào xét nghiệm.

Triệu chứng tiểu đêm thường gặp ở người tăng huyết áp là hậu quả của phì đại tiền liệt tuyến lành tính đi kèm, hoặc có thể là do bàng quang bị giảm thể tích. Giảm khả năng cô đặc nước tiểu có thể là dấu hiệu sớm của suy thận. Nồng độ creatinin máu tăng phản ánh sự giảm độ lọc cầu thận. Sự đào thải protein gia tăng phản ánh thương tổn mức lọc cầu thận. Albumin niệu vi thể ở người bị tăng huyết áp được xem là yếu tố dự báo bệnh lý tim mạch.

Việc phát hiện chức năng thận bị tổn thương ở người bị tăng huyết áp với bất kỳ các biểu hiện nào kể trên có giá trị dự báo bệnh lý và tử vong do tim mạch trong tương lai.

Ngăn chặn và điều trị suy thận

Một khi đã bị tăng huyết áp thì nguy cơ bị suy thận là khá cao. Người bệnh cần đi khám tại các cơ sở y tế để được làm thêm các xét nghiệm nhằm đánh giá chức năng thận và tổn thương của các cơ quan khác.

Khi đã được chẩn đoán là tăng huyết áp và được bác sĩ điều trị theo phác đồ, người bệnh tăng huyết áp ngoài việc tự theo dõi huyết áp bằng cách đo huyết áp tại nhà và ghi vào sổ theo dõi còn cần phải nghiêm túc tuân thủ việc khám định kỳ để đánh giá chức năng thận và các cơ quan khác.

Trong giai đoạn này, ngoài các xét nghiệm đánh giá mức độ suy thận, bạn còn nên đo lượng kali trong máu, vì khi thận bị suy, lượng kali có thể tăng cao trong máu, rất nguy hiểm cho tim. Mặt khác, một số loại thuốc điều trị tăng huyết áp và suy thận cũng có thể làm tăng lượng kali. Bác sĩ sẽ chỉ định thực đơn ăn kiêng cho bạn nếu lượng kali trong máu bạn tăng cao.

Điều trị nếu bị cả tăng huyết áp và suy thận

Mục tiêu điều trị cần đạt được là kiểm soát huyết áp dưới 130/80mmHg, ngăn chặn thận không bị tổn thương nặng thêm, giảm nguy cơ bị bệnh tim. Để đạt được những mục tiêu này, người bệnh cần tuân thủ theo một phác đồ điều trị phù hợp với bệnh suy thận.

Cần kết hợp ăn kiêng và thực hiện một lối sống phù hợp với từng giai đoạn suy thận:

Giai đoạn 1-2 ăn nhiều trái cây, rau, bơ sữa.

Giai đoạn 2-3 ăn nhạt dưới 2,4 gam muối mỗi ngày, giảm chất béo và cholesterol vì chúng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Giai đoạn 3-4 để hạn chế những bệnh về xương, bạn cần kiểm soát lượng protein, ăn ít thức ăn chứa nhiều phốtpho (vì phốtpho sẽ làm tăng nguy cơ bị bệnh về xương) như sữa, pho mát, sữa chua, bia, coca, giảm lượng kali trong bữa ăn.

Ngoài ra, bệnh nhân cần phải giảm cân nếu đang quá béo, nên tập thể dục nhẹ nhàng 30 phút mỗi ngày, không uống rượu, bia, không hút thuốc lá. Dùng thuốc điều trị tăng huyết áp phối hợp từ 2 loại trở lên kèm theo thuốc lợi tiểu.

Lê Phương
vnexpress.net

Ý kiến bạn đọc ()
 
Các bài liên quan về Bệnh huyết áp cao
Tăng huyết áp sẽ làm cho người bệnh có nguy cơ cao mắc các bệnh khác ở võng mạc như tắc động mạch trung tâm hoặc động mạch nhánh võng mạc, tắc tĩnh mạch trung tâm hoặc tĩnh mạch nhánh võng mạc, phình động mạch võng mạc. Bệnh có thể để lại những tổn thương trầm trọng gây suy giảm thị lực nặng và không hồi phục.
Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, có từ 90 - 95% bệnh nhân (BN) tăng huyết áp (THA) không rõ nguyên nhân.
Bệnh huyết áp cao đang ngày càng gia tăng do hầu hết những thức ăn chúng ta ăn hàng ngày đều không an toàn cho sức khỏe. Huyết áp cao có thể xảy đến với bất kỳ ai, ở mọi lứa tuổi nếu bạn không biết tự bảo vệ sức khỏe bằng cách ăn uống lành mạnh.
Cao huyết áp được xem là một trong những “kẻ giết người thầm lặng”. Vì vậy hãy thực hiện những thay đổi về chế độ ăn và lối sống để bảo vệ sức khoẻ và phòng ngừa cao huyết áp.
Huyết áp cao, đặc biệt ở những động mạch bơm máu cho đầu và cổ, có thể liên quan đến tình trạng suy giảm khả năng nhận thức, theo nghiên cứu mới của Úc.
Không chăm sóc sức khỏe răng miệng, ăn mặn, hút thuốc lá....là những thói quen ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trái tim.
Người cao huyết áp cần hạn chế rượu, dè chừng muối ăn, ít ăn thịt, tăng cường sử dụng bơ thực vật, ngũ cốc nguyên vỏ lụa, bổ sung nhiều rau quả chứa kali, sữa đã gạn kem...
Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh tăng huyết áp (THA) nhưng người cao tuổi (NCT) có tỷ lệ mắc cao hơn. Theo thống kê, gần 3/4 là người ở độ tuổi từ 70 tuổi trở lên bị THA. THA nếu không phát hiện sớm, điều trị đúng thì có thể để lại những hậu quả xấu cho người bệnh. Đặc biệt, thời tiết nắng nóng, người bệnh cần hết sức thận trọng để phòng ngừa những biến chứng làm tăng nguy cơ tử vong do năng nóng của những năm gần đây.
Huyết áp là áp lực của lưu lượng máu trong các mạch máu của bạn. Bác sĩ ghi lại huyết áp của bạn với hai con số, chẳng hạn như 120/80, mà bạn có thể nghe họ nói là "120 trên 80." Cả hai chỉ số đều quan trọng.
Tiết trời lạnh khiến mạch máu dễ co lại, có thể cản trở khả năng tuần hoàn máu hoặc tăng huyết áp đột ngột gây vỡ thành mạch. Nếu điều này xảy ra ở não thì sẽ làm tổn thương các khu trú thần kinh, thậm chí gây tử vong.
Tin đọc nhiều
Song song với việc cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết để xây dựng xương chắc khỏe thì chế độ ăn uống cũng đóng một vai trò trong hủy hoại sự khỏe mạnh của xương.
Loại thực phẩm này tuy nhỏ bé nhưng lại có nguồn năng lượng và lợi ích to lớn trong cơ thể con người.
Đôi mắt không những là cửa sổ tâm hồn mà còn là bộ phận cơ thể để bắt bệnh trên người chúng ta. Dưới đây là những triệu chứng ở mắt báo hiệu bệnh tật không nên bỏ qua.
Trái cây giàu vitamin dinh dưỡng nhưng không ai cũng ăn trái cây đúng cách. ví dụ như có nên ăn trái cây trước khi ngủ ?
Rất nhiều người có lối sống khá hợp lý, không có bất kỳ vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nhưng họ vẫn thấy mình bị "đè nặng" bởi lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi.