Trước tiên phải nói về tinh thể đường. Tinh thể đường rất sắc nhọn khi di chuyển trong máu sẽ gây tôn thương các mao mạch kết quả là nó ảnh hưởng tổn thương đến các cơ quan mà nó đi qua. Biểu hiện bên ngoài là mờ mắt chân tay run, vết thương lâu lành hơn. Dễ bị huyết áp cao, tim đập nhanh, suy giảm trí nhớ.
Những thói quen xấu gây nguy hại cơ thể
- Lười vận động: Vận động giúp giảm đường huyết huyết, tốt cho sức khỏe và phòng ngừa được nhiều bệnh.
- Lạm dụng thuốc: ỉ lại vào thuốc, cứ có bệnh đã có thuốc vẫn giữ thói quen sinh hoạt cũ.
- Ăn uống tùy tiện: Ăn nhiều đồ ngọt. Ngay với người khỏe mạnh ăn nhiều đồ ngọt sau 15 phút đo lại đường huyếtsẽ thấy đường huyết tăng lên. Đường huyết chuẩn của người khỏe mạnh 5, tiền tiểu đường là 7.
Những thói quen xấu của người đã bị tiểu đường
- Không tuân thủ chế độ ăn của người tiểu đường.
- Với những người phải tiêm thuốc nên thử đường huyết trước khi tiêm để tranh trường hợp đường huyết thấp không biết vẫn tiêm sẽ rất đến tụt đường huyết mạnh có thể hôn mê nguy hiểm tính mạng.
- Lười vận động: Người bệnh tiểu đường thường bị trĩ và khớp nên càng lười vận động.
Có cách nào để tránh được vùng nguy hiểm?
Hãy giữ đường huyết của bạn nằm trong vùng bình thường (an toàn). Muốn biết đường huyết đang nằm trong vùng an toàn hay nguy hiểm, bạn cần phải đo đường huyết tại nhà một hoặc nhiều lần mỗi ngày, cả trước và sau bữa ăn.
Vùng đường huyết an toàn phải là bao nhiêu?
Theo Hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ (ADA), đối với đa số bệnh nhân tiểu đường, mức đường huyết an toàn trước bữa ăn: 90 - 130 mg/dL (5,0 - 7,2 mmol/L); sau bữa ăn 1-2 giờ: nhỏ hơn 180 mg/dL (10 mmol/L); trước lúc đi ngủ: 110 - 150 mg/dL (6,0 - 8,3 mmol/L).
Tùy lứa tuổi, giai đoạn bệnh, mức độ các biến chứng... mà mức đường huyết an toàn của mỗi người bệnh có thể khác nhau.Bạn có ước lượng mức đường huyết an toàn ví dụ sau bưa ăn chính trung bình là 7 trừ đi 2 thì 5 là mức an toàn. Nếu là 10 thì mức an toàn là 8.
Kiểm tra mức an toàn thông qua biểu hiện
Khi bị run tay bạn đo là 3 thì bạn công thêm 2 thì 5 là mức an toàn chuẩn. Khi hoa mắt tức là dường huyết thấp. Nếu kèm chóng mặt không đứng được nằm vật ra đất tức là đường huyết rất thấp lúc này cần ai đó bên cạnh pha cho uống 3-6 thìa đường tránh bị hôn mê.
Tại sao tiêu đường lại có nguy cơ tiềm tàng nguy hiểm?
Đến nay bệnh tiểu đường chưa có phương thức hay thuốc chữa khỏi hẳn bệnh.
Biến chứng của bệnh tiểu đường là trên khắp cơ thể do tôn thương mạch máu lớn nhỏ.
Lời khuyên của bác sĩ dành cho người bệnh tiểu đường
Tuân thủ một chế độ ăn lành mạnh, hợp lý ít đường.
Luyện tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày. Vì cơ bắp cần đường, tập thể dục giúp giảm lượng đường trong máu.
Dùng thuốc điều trị tiểu đường đúng cách, đúng giờ, bỏ hút thuốc lá.
Kiểm tra đường huyết hằng ngày hoặc hàng tuần(với bệnh nhân phải tiêm) bằng máy đo đường huyết cá nhân. Kiểm tra kỹ bàn chân trước khi đi ngủ, phát hiện mọi bất thường như vết cắt, vết phỏng, chỗ bị đau, bị sưng, bị đỏ, hoặc chỗ móng chân bị đau...
Luôn mang theo người ít đồ ăn và thuốc để những lúc tụt đường huyết thì ăn tránh bị hóa mắt bủn rủn chân tay, hoặc đường huyết cao thì có uống thuốc hoặc tiêm (đúng liều lượng của thấy thuốc tránh bị hạ đường huyết). Khi đường huyết cân bằng người bệnh tiểu đường sức khỏe sẽ tốt như người không mắc bệnh.
Giữ gìn vệ sinh răng miệng.