- Mục đích của việc điều trị của bệnh tiểu đường là đưa đường huyết xuống gần mức bình thường được chừng nào tốt chừng ấy để phòng ngừa các biểu hiện cấp tính do đường huyết bất thường gây ra (quá cao hay quá thấp) và ngăn chặn những biến chứng về lâu về dài của bệnh tiểu đường.
I. Hạ đường huyết (Hypoglycemia)
- Khi đường huyết của bạn hạ xuống dưới mức bình thường, cơ thể của bạn sẽ không hoạt động bình thường nữa. Phần lớn bệnh nhân tiểu đường cảm thấy khó chịu khi đường huyết xuống dưới 70 mg/dl. Các triệu chứng có thể là thể chất hay tâm thần và xuất hiện rất nhanh.

Nguyên nhân:
Những nguyên nhân thường gây ra hạ đường huyết gồm có:
•Dùng quá nhiều thuốc tiểu đường ( hay insulin )
•Ăn uống không đúng giờ giấc
•Bỏ qua các bữa ăn chính hay bữa ăn dặm
•Vận động nhiều hơn bình thường.
•Uống rượu khi bụng đói.
Triệu chứng:
Khi đường huyết xuống quá thấp, bạn có thể có những triệu chứng như sau:
•Khát nước, uống nhiều và tiểu nhiều: Khi đường huyết tăng cao trong máu ,dịch sẽ bị kéo ra khỏi mô và kích thích gây khát, hậu quả là bệnh nhân phải uống nước nhiều và sẽ tiểu nhiều hơn bình thường .
•Tiểu đêm: bệnh nhân đái tháo đường thường phải thức dậy nhiều lần để tiểu hơn người bình thường.
•Đói: Không đủ insulin, đường không vào được tế bào, cơ và các cơ quan trong cơ thể sẽ đói năng lượng, gây ra cảm giác đói.
•Sụt cân: Mặc dù ăn nhiều hơn bình thường để giảm cảm giác đói nhưng bệnh nhân vẫn sụt cân vì các tế bào không sử dụng được glucose để tạo năng lượng, khi đó cơ thể dùng nguồn năng lượng dự trữ khác để thay thế: cơ và mỡ.
•Run rẩy
•Toát mồ hôi
•Mệt mỏi: Khi tế bào đói năng lượng, bệnh nhân trở nên mệt mỏi và cáu kỉnh.
•Thấy đói
•Tim đập nhanh
•Mờ mắt hay nhức đầu: Nếu đường huyết quá cao, dịch trong trong nhãn cầu bị kéo ra ngoài, làm nhãn cầu xẹp lại. Khi đó khả năng điều tiết của mắt sẽ bị ảnh hưởng, gây ra triệu chứng nhìn mờ.
•Thấy tê rần ở miệng và môi
•Cáu gắt, hay lú lẫn
•Vết thương lâu lành và nhiễm trùng tái phát thường xuyên: Đái tháo đường type 2 tác động làm giảm khả năng lành vết thương và giảm sức đề kháng của cơ thể chống lại bệnh tật nên nhiễm trùng thường tái đi tái lại.
Nhiễm trùng tiểu là triệu chứng thường gặp.
•Mảng da sậm màu: Một số bệnh nhân Đái tháo đường type 2 có những đốm sậm màu trên những vùng nếp gấp trên cơ thể, thông thường ở nách và cổ. Những dấu hiệu đó người ta gọi là gai đen, đó có thể là dấu hiệu của đề kháng insulin , nguy cơ cao bị đái tháo đường.
Cách xử trí:
- Thông thường hạ đường huyết cũng dễ xử trí. Nếu bạn cảm thấy đường huyết của bạn có thể đang xuống thấp, hãy tự thử máu. Nếu lượng đường trong máu thấp hơn 70 mg/dl (hay lượng đường tối thiểu mà bác sĩ đề ra cho bạn), bạn nên lập tức dùng một thức ăn hay thức uống nào đó có chứa đường (khoảng 15 gram carbohydrate). Đường sẽ đưa đường huyết lên nhanh hơn các loại thức ăn khác.
Những điều nên làm:
Người bệnh tiểu đường nên chuẩn bị sẵn các thức ăn hay thức uống có chứa đường để bất cứ lúc nào cũng có thể sử dụng để giải quyết cơn hạ đường huyết, nhất là khi ra bên ngoài. Thông thường, mọi người đều có thể cảm nhận được những triệu chứng của hạ đường huyết, tuy nhiên cũng có trường hợp đường huyết xuống quá thấp mà bệnh nhân không cảm thấy gì cả. Do việc các phản ứng hạ đường huyết xảy ra không báo trước, tất cả bệnh nhân có uống thuốc tiểu đường (hoặc tiêm insulin) nên mang theo người thẻ bài chứng nhận họ có bệnh tiểu đường. Gặp trường hợp bạn ngất xỉu và không nói được, thẻ bài này giúp người khác biết ngay việc gì xảy ra với bạn, và sẽ đem lại cho bạn sự cấp cứu nhanh chóng mà bạn cần. Điều này có thể cứu lại mạng sống của bạn.
II. Đường huyết lên quá cao (Hyperglycemia)
Khi đường huyết của bạn luôn luôn ở mức cao, có thể nói là bạn không kiểm soát được bệnh tiểu đường của bạn. Đường huyết có thể tăng lên từ từ, mỗi ngày một ít và cũng có thể một lúc tăng cao rất nhanh.
Nguyên nhân:
Đường huyết có thể tăng cao khi bạn:
•Không dùng đủ thuốc viên tiểu đường (hay insulin)
•Đang đau ốm hay bị căng thẳng tinh thần (stress).
•Ăn uống quá độ
•Ăn nhiều thức ăn có chứa nhiều đường.
•Không vận động cơ thể như thường lệ.
Triệu chứng:
Ngoài những lần thử máu thường lệ, bạn nên thử máu khi bạn cảm thấy:
•Khát nước bất thường
•Thấy đói bất thường
•Đi tiểu nhiều hơn bình thường
•Tiểu đêm
•Da khô hay ngứa
•Cảm thấy mệt hay buồn ngủ hơn bình thường
•Mắt nhìn không rõ
•Nhiễm trùng một nơi nào đó
Cách xử trí:
Thông thường tăng đường huyết không phải là một trường hợp cấp cứu, cần can thiệp gấp, nhưng đôi khi cũng xảy ra tình trạng nguy kịch.
Khi có đường huyết từ 180 đến 250, bạn có thể tự làm giảm đường huyết của bạn bằng cách:
•Ăn uống theo kế hoạch.
•Uống thuốc đúng liều và đúng giờ.
•Thử máu (đường huyết) hàng ngày hoặc theo lời khuyên của bác sĩ.
•Tập thể dục đều đặn. Nếu đường huyết của bạn vẫn cao trên 250 mg/dl, thử ketone trong nước tiểu dương tính hay bạn cảm thấy khó ở, nên đi khám bác sĩ. Nên gọi bác sĩ của bạn khi đường huyết cao quá 350 mg/dl.
Những điều nên làm:
Bạn có thể đề phòng các biến chứng của tăng đường huyết trở nên trầm trọng bằng cách thực hiện các biện pháp nói trên. Nên thử máu hàng ngày và báo cho bác sĩ của bạn biết khi có kết quả cao bất thường vượt khỏi sự kiểm soát của bạn.