Nấm linh chi đặc biết tốt với người huyết áp cao, gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ, kháng khuẩn, tăng cường tình dục, giúp dễ ngủ và chống ung thư.
Nấm linh chi có nhiều cách để sử dụng nhưng theo đa số cho biết thì cách dưới đây sẽ hiệu quả nhất.
Các nhà khoa học ở Đại học Haifa, Israel khẳng định nấm linh chi - một loài nấm dại thường dùng trong Đông Y có thể chữa ung thư tuyến tiền liệt. Nhóm nghiên cứu đã phát hiện các phân tử trong nấm linh chi (tên khoa học là Ganoderma lucidum) giúp ngăn cản một vài cơ chế liên quan đến sự phát triển của khối u.
Đông trùng hạ thảo và quá trình từ ấu trùng thành trùng thảo
Vào mùa đông, một số ấu trùng sâu bướm sống trong lòng đất bị nấm ký sinh Ophiocordyceps sinensis tấn công. Ấu trùng chết đi chỉ để lại lớp vỏ ngoài, còn nấm mốc thì tiếp tục phát triển nhờ sử dụng chất dinh dưỡng từ cơ thể sâu non.
Đông trùng hạ thảo ngày càng được nhiều người tin dùng để bồi bổ sức khỏe. Tuy nhiên, không ít người chưa hiểu rõ về sản phẩm này, dẫn đến việc sử dụng không đúng cách, khó đạt được hiệu quả tối đa.
Các món ăn bổ dưỡng từ đông trùng hạ thảo
Những giới cách chế biến đông trùng hạ thảo nguyên con thành những món ăn bổ dưỡng.
Công dụng thần kỳ của đông trùng hạ thảo với sức khỏe con người
Chúng tôi xin chia sẻ với người tiêu dùng những tác dụng thần kỳ mà đông trùng hạ thảo mang lại cho sức khỏe của con người.
Đông trùng hạ thảo có ích lợi gì trong quan hệ tình dục
Thời buổi kinh tế phát triển, đời sống vật chất được nâng cao thì nhu cầu sử dụng các vị thuốc qúy của Đông y nhằm bồi bổ sức khoẻ và kéo dài tuổi thọ ngày càng lớn. Với cánh 'mày râu' thì những dược liệu có khả năng cải thiện đời sống sinh lý, phòng chống 'căn bệnh' ' trên bảo dưới không nghe' hoặc 'chưa đi chợ đã hết tiền' xem ra được trọng dụng hơn cả.
Cách nấu món nhân sâm đông trùng hạ thảo hầm thịt heo
Món ăn ngon miệng bổ dưỡng đầy hấp dẫn.
Tăng cường thể lực, bồi bổ cơ thể, chống bệnh tiểu đường, tăng cường hoạt động gan giúp tăng cường tiêu hóa ăn ngon miệng, chống lão hóa, tăng cường trí lực, tăng khả năng sinh lý, chữa huyết áp thấp, giảm đau với ung thư, chống sơ cứng động mạnh, tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa viêm nhiễm do môi trường gây ra.
Theo nghiên cứu của đại học Surrey nước Anh, hiệp hội đái tháo đường Mỹ chỉ ra rằng nhân sâm góp phần giảm lượng đường trong máu.
Saponin là thành phần tạo nên tác dụng tuyệt vời của nhân sâm. Trong nhân sâm càng nhiều thành phần này thì càng tốt.
Cuộc thi nấu ăn nhân sâm tại Hàn Quốc
Nhân sâm tại Hàn Quốc được làm thành rất nhiều món ăn giúp bồi bổ sức khỏe.
Cách nấu món gà tần nhân sâm Hàn Quốc
Từ triều đại Joseon có ghi "gà tần hoàng kỳ đã được dâng lên hoàng phi của vua Nhân Tổ (Injo) khi sức khỏe của bà không tốt.
Thật không an toàn khi sử dụng "hồn nhiên" nhân sâm với một người không nên sử dụng nhưng sử dụng đúng cách nhân sâm lại là thần dược. Sử dụng liều chuẩn là bao lâu thì đạt hiệu quả tốt nhất? Đối tượng nào nên sử dụng thì tốt? Nhân sâm tác động đến huyết áp và đường máu như thế nào?
Tác hại của bia rượu khi uống nhiều
Trong vòng một giờ uống vào cơ thể, rượu được hấp thu toàn bộ với 80% tại ruột non và số còn lại ở dạ dày. Cồn bắt đầu tấn công cơ thể, trong đó gan và hệ thần kinh trung ương phải chịu đựng nhiều nhất.
Cách làm chanh và mật ong chưa đau họng da khô nứt nẻ
Khi trời lạnh, cơ thể con người vốn rất mong manh nên rất khó cưỡng lại được sự mệt mỏi và cảm lạnh. Biểu hiện là ho, sổ mũi, hắt hơi nhiều, đau rát họng, nhức đầu,… làn da trở lên nứt nẻ, khô ráp, đặc biệt đối với người cao tuổi còn bị đau nhức xương cốt rất khó chịu.
Tác hại của diệp hạ châu đắng
Diệp hạ châu có tác dụng diệt khuẩn bảo vệ gan lợi tiểu chữa viêm thận phù thũng, viêm niệu đạo và sỏi niệu đạo, viêm ruột, lỵ, viêm kết mạc, viêm gan, trị kiết lỵ, sốt rét, đau dạ dày, bệnh hoa liễu, vàng da, sỏi thận, sỏi mật.
Tác hại của bia rượu khi uống nhiều
Tam thất là một vị thuốc quý đặc biệt đối với phụ nữ ở tuổi sinh đẻ. Để sử dụng tam thất một cách khoa học, đem lại hiệu quả trong chữa bênh cần chú ý cách lựa chọn và sơ chế trước khi dùng.

Chắc bạn đã thường được nghe đến bệnh đái tháo đường và thường biết đến 2 type thường gặp là đái tháo đường type 1 và đái tháo đường type 2, tuy nhiên vẫn còn những dạng đái tháo đường khác như do thuốc, bệnh nội tiết, bệnh tuyết tụy, bệnh lý ở gan.

Những nguyên khác gây đái tháo đường
Đái tháo đường thai kỳ là dạng đái tháo đường gặp trên phụ nữ mang thai cũng đã được nói đến trên website.

Còn một nhóm nữa mà ít được đề cập: đó là đái tháo đường do những nguyên nhân khác, có nghĩa là: bệnh đái tháo đường do một nguyên nhân nào đó mà khi ngưng những tác nhân thì bệnh đái tháo đường thoái lui, gọi là đái tháo đường thứ phát.

Đái tháo đường thứ phát

Những nguyên nhân gây đái tháo đường thứ phát:

• Bệnh đái tháo đường do thuốc

o Corticoide

o Thuốc ngừa thai

o Tăng huyết áp: thiazide, ức chế beta

o Những thuốc khác: Diazoxin, đồng vận beta2, HIV, chống thải ghép, độc tế bào tụy, somatostatin, hormon tăng trưởng

• Bệnh nội tiết gây đái tháo đường

o Bệnh to đầu chi

o Hội chứng Cushing

o U tủy thượng thận

o U tiết glucagon

o Somatostatinoma

o VIPoma

o Cường giáp

o Cường aldosterone nguyên phát

o Cường tuyến cận giáp nguyên phát

• Bệnh lý tuyến tụy

o Viêm tụy cấp

o Viêm tụy mạn

o viêm tụy canxi hóa

o Nhiễm sắc tố sắt

o Ung thư tụy

o Phẩu thuật tụy

o Xơ nang tụy

•  Đái tháo đường do bệnh lý ở gan

Đái tháo đường do thuốc

Thuốc có thể gây tăng đường huyết theo 2 cách: Giảm tổng hợp hay tiết insulin, giảm nhạy cảm với insulin ở mô Glucocorticoids: Đây là nhóm thuốc mà được sử dụng rất nhiều ở nước ta, đa số là bệnh nhân tự mua uống hay bác sỹ chỉ định trong giảm đau, kháng viêm. Thuốc có tác dụng tăng đường huyết , không những làm tăng đường huyết trên bệnh nhân đái tháo đường mà còn làm tăng nồng độ đường huyết và insulin trên người bình thường nếu sử dụng liều cao ( tương đương 30 mg prednisone/ ngày). Rối loạn dung nạp glucose và đái tháo đường type 2 đã được báo cáo 14-28% trường hợp điều trị glucocorticoides lâu dài Glucocortioides giảm nhạy cảm với insulin ở mô ngoại biên và ở gan.

Tất cả glucocorticoide gây đề kháng insulin phụ thuộc liều, tăng đường huyết có thể hết sau khi ngưng thuốc.

Thuốc corticoide sử dụng bằng đường bôi qua da cũng có thể gây tăng đường huyết nếu bôi trên diện tích rộng.

Thuốc ngừa thai : Thuốc estrogen và một số progesterone liều cao có khả năng gây đái tháo đường, giảm dung nạp glucose và tăng đề kháng insulin. Có sự liên quan giữa liều cao estrogen và giảm dung nạp glucose Estrogen liều thấp trong thuốc ngừa thai không ảnh hưởng đến đường huyết. Thuốc ngừa thai liều estrogen thấp(25-50 μg/ngày) an toàn cho phụ nữ trẻ bị đái tháo đường không biến chứng, được kiểm soát đường huyết tốt. Hiện nay những thuốc ngừa thai đang lưu hành trên thị trường đề có hàm lượng estrogen thấp nên an toàn, chị em nên an tâm.

Thuốc điều trị tăng huyết áp

Những nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp sau làm tăng nguy cơ đái tháo đường và tăng đường huyết trên bệnh nhân đái tháo đường

Thiazide Chlorothiazide là thuốc lợi tiểu thường sử dụng trong điều trị tăng huyết áp có tác dụng phụ gây tăng đường huyết Cơ chế chính xác gây rối loạn dung nạp của thiazide là không rỏ ràng. Trước đây thiazide được cho là gây tăng đường huyết vì làm giảm tiết insulin và tăng đề kháng insulin, tuy nhiên những bằng chứng gần đây cho thấy chỉ có cơ chế gây giảm tiết insulin. Mức độ rối loạn dung nạp glucose tương quan với mức giảm kali máu. Sự giảm tiết insulin thứ phát do mất kali, vì giảm kali sẽ gây giảm chuyển proinsulin thành insulin. Quá trình này sẽ hồi phục khi kali máu về bình thường . Nồng độ proinsulin tăng vào thời điểm giữa các bữa ăn, tăng đường huyết sau ăn do giảm điều hòa thụ thể insulin ở ngoại biên. Cơ chế này tác động trên bệnh nhân không bị đái tháo đường và bệnh nhân đái tháo đường type 2, không ảnh hưởng trên bệnh nhân đái tháo đường type 1 đang tiêm insulin.

Thuốc ức chế beta

Nhóm ức chế beta blocker gây rối loạn đường huyết trên nhiều vị trí khác nhau Điều trị bằng thuốc ức chế beta làm tăng nguy cơ bị đái tháo đường lên 22%, nguy cơ cao hơn nếu bệnh nhân có BMI hay đường huyết đói cao hơn bình thường. Các nhóm thuốc ức chế beta khác nhau có khả năng gây đái tháo đường khác nhau. Metoprolol là 34%, atenolol là 30%. Propranolol không gây tăng nguy cơ đái tháo đường khi so với nhóm chứng.

Trong nghiên cứu GEMINI Carvedilol giúp ổn định HbA1c và cải thiện đề kháng insulin trên bệnh nhân đái tháo đường và tăng huyết áp .

Những nhóm thuốc khác:

Thuốc gây độc tế bào beta tuyến tụy

Chúng ta đều biết tế bào beta tuyến tụy là nơi sản xuất insulin nên nếu tuyến tụy bị phá hủy sẽ gây đái tháo đường. Một số thuốc tác động trực tiếp trên tế bào beta gây đái tháo đường vĩnh viển cần điều trị bằng insulin như nitrosourea, streptozocin đã được sử dụng để tạo ra đái tháo đường phụ thuộc insulin thực nghiệm trên động vật gặm nhấm.

Ở người, được sử dụng như hóa trị liệu cho u insulin di căn hay không thể phẩu thuật được.

Thuốc điều trị HIV

Điều trị HIV bằng thuốc ức chế men protease như indinavir, nelfinavir, ritonavir và saquinavir làm đường huyết không ổn định trên bệnh nhân AIDS bị đái tháo đường trước đó hay khởi phát đái tháo đường type 2 mới (2-6%).

Thuốc đồng vận beta 2

Thuốc đồng vận beta 2 kích thích tiết insulin, tuy nhiên tăng đường huyết từ gan nổi trội hơn, do vậy gây tăng đường huyết. Liều cao của những thuốc trong nhóm này( như salbutamol, ridodrine, terbutaline) trong điều trị hen phế quản và sanh non.

Thuốc được sử dụng qua đường khí dung liên tục cũng gây tăng đường huyết. Epinephrine, dopamine và theophylline cũng gây tăng đường huyết theo cơ chế tương tự.

Diazoxide:

Là thuốc đã từng được sử dụng điều trị cơn tăng huyết áp trong quá khứ. Có thể được sử dụng để điều trị trường hợp u insulinoma không phẩu thuật được hay hạ đường huyết nặng do sulfonylureas.

Somatostatin analog:

Ức chế tiết insulin đồng thời ức chế luôn những hormon đối kháng, hormone tăng trưởng, Glucagon. Trên những bệnh nhân không bị đái tháo đường, đường huyết không thay đổi. Trên những bệnh nhân đái tháo đường type 2, ức chế insulin nội sinh nổi trội do đó gây tăng đường huyết. Điều trị bằng octreotide, lanreotide và dạng chế phẩm kéo dài của 2 thuốc này gây rối loạn dung nạp glucose hay đái tháo đường thật sự. Sử dụng tính năng gây ức chế tiết insulin của octreotide trong điều trị hạ đường huyết kéo dài do ngộ độc sulfonylureas hay quinine.

Thuốc chống thải ghép:

Bệnh đái tháo đường sau khi ghép cơ quan phải dùng thuốc chống thải ghép cyclosporine sẽ gây tăng đường huyết. Nguy cơ bị đái tháo đường sau khi dùng thuốc tacrolimus ( một loại thuốc ức chế miễn dịch mới hơn và mạnh hơn cyclosporine) khoảng 28 % , nguy cơ giảm đi nếu giảm liều.

Hormon tăng trưởng tái tổ hợp:

Hormon tăng trưởng tái tổ hợp dùng để điều trị lùn ở trẻ em gây tăng đường huyết đói và HbA1c so với trước khi điều trị nhưng vẫn nằm trong giới hạn cho phép.

Interferon α

Bệnh nhân viêm gan siêu vi C điều trị bằng interferon được báo cáo là bị đái tháo đường có kháng thể kháng tiểu đảo tụy và đôi khi thiếu insulin.

Đái tháo đường thứ phát do nội tiết

Bệnh to đầu chi

Rối loạn dung nạp glucose (16-46%) hay đái tháo đường thực sự (19-56%) rất thường gặp trong to đầu chi, do ảnh hưởng trực tiếp của GH. Về mặt lâm sàng, đái tháo đường trong to đầu chi tương tự như đái tháo đường type 2, phần lớn bệnh nhân không cần insulin, chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn hay thuốc hạ đường huyết uống. Rối loạn dung nạp glucose sẽ được cải thiện và nồng độ insulin giảm sau khi điều trị thành công bằng phẩu thuật hay xạ trị. Tăng đường huyết có thể xảy ra khi điều trị bằng somatostatin analog vì thuốc này làm giảm tiết insulin. Điều trị lâu dài, somatostatin giúp cải thiện dung nạp glucose. Sự nhạy cảm insulin được cải thiện khi điều trị bằng pegvisomant . Nếu tăng đường huyết vẫn tồn tại sau khi nồng độ hormone tăng trưởng trở về bình thường, bệnh nhân có thể bị đái tháo đường type 2 thật sự.

Hội chứng cushing

Hội chứng cushing là bệnh gây ra do nồng độ glucocorticoid trong máu tăng cao, ở Việt Nam nguyên nhân hàng đầu là do bệnh nhân sử dụng thuốc chứa corticoid kéo dài như: dexamethesone, tiêm thuốc giảm đau ( chứa corticoide)….

Rối loạn dung nạp glucose gặp trong 30-60% Đái tháo đường thực sự : 20-50% trên những bệnh nhân có nguy cơ bị đái tháo đường, vd: tiên căn gia đình bị ĐTĐ…

Lâm sàng giống như đái tháo đường type 2 vì glucocorticoid gây tăng đường huyết là do đề kháng insulin. Sử dụng glucose nhờ insulin ở ngoại biên giảm, đồng thời gan tăng sản xuất glucose dẩn tới tăng đường huyết Điều trị: tăng đường huyết do nguyên nhân nội sinh gây hội chứng Cushing có thể cần điều trị bằng sulfonylureas, đôi khi cần insulin Điều trị tăng đường huyết trong hội chứng Cushing do thuốc tùy theo thời gian và thời gian bán hủy của thuốc corticoid. Sau khi điều trị hội chứng cushing, rối loạn dung nạp glucose sẽ cải thiện.
 
U tủy thượng thận

Tăng đường huyết xảy ra gần 50% bệnh nhân pheochromocytoma. Tỉ lệ đái tháo đường khoảng 35% Cơ chế : Giảm tiết insulin và đề kháng insulin qua trung gian catecholamin. Epinephrine ức chế tế bào beta tiết insulin bằng cách kích thích thụ thể adrenergic α2. Ở gan, epinephrin kích hoạt beta 2 adrenoceptors để tăng ly giải glycogen và tân sinh glucose . Thêm vào đó, epinephrine cũng giảm sử dụng glucose ở cơ.

Những bệnh nội tiết khác gây rối loạn dung nạp glucose

U tiết glucagon

U tiết glucagon là một u hiếm tế bào α ở tụy U tiết glucagon biểu hiện bởi hội chứng 4D: Diabetes ( đái tháo đường), Dermatitis ( viêm da), Deep vein thrombosis ( thuyên tắc tĩnh mạch sâu) và Depression ( trầm cảm). Glucagon là hormon đối kháng, gây tăng sản xuất glucose ở gan do tăng ly giải glycogen và tân sinh đường ở gan.

Somatostatinoma

Somatostatinoma là khối u thần kinh nội tiết. có nguồn gốc ở tụy hay ruột non. Phóng thích lượng lớn somatostatin gây hội chứng lâm sàng dễ nhận thấy bao gồm: đái tháo đường, bệnh túi mật, tiêu chảy và sụt cân. Đái tháo đường xảy ra thứ phát do somatostatin ức chế sự phóng thích insulin.

VIPoma

Hội chứng VIPoma là do khối u nội tiết tuyến tụy tiết quá mức vasoactive intestinal peptide (VIP) Biểu hiện bởi hội chứng tiêu chảy mất nước, hạ kali và giảm toan dịch vị. Tăng calci máu và tăng đường huyết gặp trên 50% bệnh nhân. Tăng đường huyết là do tác dụng tăng ly giải glycogen của VIP trên gan.

Cường giáp

Cường giáp đôi khi làm tăng đường huyết là do tăng tiết hormon hormone tăng trưởng, tăng ly giải glycogen và tân tạo glucose, giảm hoạt động của insulin. Tăng GLUT-2 transporter ở gan qua đó giải phóng glucose từ gan tăng lên.

Cường aldosterone nguyên phát

Bệnh thường gây tăng huyết áp ở người trẻ và hạ kali máu gây yếu hay liệt chi Cơ chế gây tăng đường huyết không rỏ Rối loạn dung nạp glucose gặp trong 50% bệnh nhân

Cường tuyến cận giáp nguyên phát

Cường tuyến cận giáp nguyên phát gây tăng sản xuất hormone cận giáp và tăng canxi trong máu, gây sỏi thận tái phát thường xuyên, đau xương, táo bón, giảm trí nhớ… Tỉ lệ đái tháo đường trên bệnh nhân cường tuyến cận giáp nguyên pháp cao gấp 3 lần so với dân số chung, một số trường hợp cần phải điều trị bằng insulin. Cơ chế do đề kháng insulin

Đái tháo đường do nguyên nhân tụy ngoại tiết

Viêm tụu cấp

Phản ứng viêm tại tuyến tụy có khả năng làm tăng đường huyết thoáng qua. Viêm tụy cấp do rượu ( các ông nhậu nhiều có nguy cơ rất cao bị bệnh này), thường làm tổn thương nhiều mô tụy vì thế làm tăng đường huyết. Tăng đường huyết tương quan đến mức độ hoại tử mô và tử vong. Tăng đường huyết sẽ giảm sau vài tuần bị viêm tụy cấp, tuy nhiên 24-35% bệnh nhân bị rối loạn dung nạp glucose và 12% bị đái tháo đường sau khi bị viêm tụy cấp.

Viêm tụy mãn

Rối loạn dung nạp glucose thường gặp trên bệnh nhân viêm tụy mạn tuy nhiên đái tháo đường thật sự thường xảy ra trong giai đoạn cuối của bệnh. Viêm tụy mạn calci hóa có nguy cơ cao bị đái thao đường (60-70%) hơn là viêm tụy mạn không có calci hóa. Đái tháo đường thường khởi phát âm thầm sau nhiều năm. 60% sau 20 năm Đái tháo đường do viêm tụy mạn cần điều trị bằng insulin vì tế bào beta bị phá hủy. Tuy nhiêm hiếm khi bị nhiễm ketoacidosis vì dự trữ tế bào beta vẫn còn. Tổ thương tế bào α tiết glucagon làm dể bị hạ đường huyết làm cho việc kiểm soát đường huyết khó khăn hơn.

Ung thư tuyến tụy

Rối loạn dung nạp glucose là biểu hiện sớm của ung thư tuyến tụy, xuất hiện trước khi triệu chứng biểu hiện rỏ ràng. Adenocarcinoma tuyến tụy là nguyên nhân đứng thứ 5 trong tử vong do ung thư. Tiên lượng xấu, sống sau 5 năm < 3%.

Xơ nang tụy (Cystic fibrosis )

Xơ nang bao gồm tam chứng liên quan đến bất thường tuyến mồ hôi, tuyến tụy và biểu mô đường hô hấp. Bệnh đái tháo đường do xơ nang tụy chủ yếu là do thiếu insulin. Trong giai đoạn sớm của bệnh chức năng tế bào beta vẫn bình thường. Khi bệnh tiến triển, quá trình tiết insulin bị suy giảm do suy giảm chức năng tế bào beta, hậu quả của quá trình xơ hóa, nhiễm mỡ và lắng đọng amyloid. Sự đề kháng insulin đóng vài trò rất ít.

Điều trị: Lúc đầu có thể chỉ cần dùng sulfonylureas, tuy nhiên, cuối cùng cần insulin để ổn định đường huyết.

Nhiễm sắc tố sắt nguyên phát hay thư phát

Bệnh nhiễm sắc tố sắt là do quá tải sắc do di truyền hay mắc phải ( những trường hợp phải truyền máu thường xuyên) Tỉ lệ đái tháo đường tùy thuộc vào sự quá tải sắt và xơ gan. 50% giảm dung nạp glucose và 25% bị đái tháo đường thật sự. Tích tụ sắt ở tuyến tụy gây xơ hóa tuyến tụy và đái tháo đường thứ phát

Cơ chế chính xác của đái tháo đường do sắt vẫn chưa rỏ ràng, dường như sự tích tụ sắt gây dề kháng insulin và giảm tiết insulun bên cạnh rối loạn chức năng gan.

Đái tháo đường do bệnh gan

Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, viêm gan mạn và xơ gan.

Rối loạn dung nạp glucose và đái tháo đường tăng trong bệnh lý gan mạn. Đề kháng insulin đặc trưng của bệnh nhân xơ gan, ngay cả khi mới chỉ có tăng áp tĩnh mạch cửa đề kháng insulin đã xuất hiện. Đề kháng và giảm tiết insulin đều góp phần làm tăng đường huyết trong xơ gan. Tăng đường huyết trong bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu thường cho là liên quan đến con đường viêm. Ngoài ra những thuốc điều trị trong bệnh gan cũng có thể gây tăng đường huyết như interferon, corticoid…

Viêm gan siêu vi C

Đái tháo đường có tỉ lệ cao hơn ở bệnh nhân bị viêm gan siêu vi C hơn những bệnh lý gan khác. Cơ chế không được biết rỏ.

Tài liệu tham khảo:

- Textbook of diabetes , 4th edition, 2010

- Principles of Diabetes Mellitus, second edition 2010

Theo daithaoduong.com

Ý kiến bạn đọc ()
 
Các bài liên quan về Tiểu đường
Đái tháo đường tự bản thân đã là yếu tố nguy cơ tim mạch và đột quỵ. Bệnh nhân Đái tháo đường cũng có những điều kiện khác có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh tim và đột quỵ, những điều kiện như thế gọi là yếu tố nguy cơ. Một trong những yếu tố nguy cơ: tiền căn gia đình có người bị bệnh tim. Nếu có người thân trong gia đình bị nhồi máu cơ tim ở tuổi < 55 (nam) hay < 65 (nữ), khi đó bạn có nguy cơ cao bị bệnh tim .
Phòng ngừa từ xa luôn là hiệu quả nhất ít tốn kém nhất và sức khỏe sẽ tốt nhất. Sau đây là một số lưu ý.
Xét nghiệm đường huyết đói thường được chỉ định để chẩn đoán đái tháo đường .Tuy nhiên, xét nghiệm này có thể bỏ xót một số trường hợp đái tháo đường hay Tiền-Đái tháo đường mà test dung nạp glucose có thể phát hiện được.
Có 2 loại bệnh tim mạch thường gặp trên bệnh nhân đái tháo đường: bệnh mạch vành và suy tim. Bệnh nhân đái tháo đường cũng có nguy cơ bị suy tim.
Đái tháo đường là bệnh do đường huyết tăng cao trong máu. Đường huyết tăng cao sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Tiền đái tháo đường là một tình trạng mà lượng đường trong máu của bạn cao hơn bình thường nhưng không đủ cao để được chẩn đoán là bệnh đái tháo đường type 2.
Mỗi năm hơn 100.000 bệnh nhân bị suy thận. Đái tháo đường là nguyên nhân thường gặp của bệnh thận, chiếm 44% những ca mới mắc. Thậm chí khi đái tháo đường được điều trị, cũng có thể dẫn tới bệnh thận mạn và suy thận.
Hội chứng tăng áp lực thẩm thấu do tăng đường huyết không nhiễm cetone (Hyperosmolar hyperglycemic nonketotic syndrome) (HHNS) là biến chứng nghiêm trọng do đường huyết tăng cao. ( >600 mg/dl ) và mất nước. Hội chứng tăng áp lực thẩm thấu thường xảy ra ở bệnh nhân Đái tháo đường type 2 lớn tuổi, nhưng nó cũng có thể xảy ra ở bệnh nhân trẻ hay Đái tháo đường type 1 hay những dạng khác của Đái tháo đường. 1/3 các trường hợp do Đái tháo đường không được chẩn đoán.
Nguyên nhân là tăng đường huyết kéo dài gây biến chứng về mạch máu và ảnh hưởng đến mạch máu não. Bệnh mạch máu não ảnh hưởng lên dòng máu cung cấp cho não bộ dẫn tới cơn thiếu máu não thoáng qua và tai biến mạch máu não. Nguyên nhân cũng do xơ vữa mạch máu não hay do tăng huyết áp.
Hạ đường huyết ít gặp trong điều kiện bình thường nhưng là vấn đề thường gặp trên bệnh nhân đái tháo đường đang điều trị. Hạ đường huyết cũng nguy hiểm không kém gây run, yếu, chóng mặt, hôn mê.
Biết được chỉ số đường huyết của các loại thực phẩm ở mức cao, mức trung bình và mức thấp nhưng đến nay nhiều người vẫn không tài nào cân bằng nổi mức đường huyết. Cách nào để vận dụng chỉ số đường huyết để cân bằng đường huyết?
Tin đọc nhiều
Biết được chỉ số đường huyết của các loại thực phẩm ở mức cao, mức trung bình và mức thấp nhưng đến nay nhiều người vẫn không tài nào cân bằng nổi mức đường huyết. Cách nào để vận dụng chỉ số đường huyết để cân bằng đường huyết?
Tim đập nhanh kéo dài sẽ dẫn đến dễ mệt mọi suy tim, giảm tuổi thọ, cần phát hiện sớm để điều trị. Sau đây là phương pháp đơn giản hiệu quả không dùng thuốc.
Rau cần là loại rau thông dụng và có thể sử dụng làm thuốc. Theo Đông y học: Rau cần có vị ngọt, cay, tính mát, vào các kinh Phế và Vị. Có tác dụng thanh nhiệt, bình can, khư phong, lợi thấp, tỉnh não kiện thần, nhuận phế chỉ khái. Có thể sử dụng để chữa cao áp huyết, mạch máu xơ cứng, thần kinh suy nhược, kinh nguyệt không đều.
Chim cút được tôn là sâm động vật, vì vậy người ta cũng đã kiểm nghiệm thấy trứng chim cút rất giàu dinh dưỡng hơn cả trứng gà vịt, đặc biệt loại trứng cút lộn lại tuyệt vời.
Thì là là một loại rau gia vị không thể thiếu trong các món canh cá, chả cá, chả mực… vừa thơm ngon vừa át được mùi tanh. Ngoài tác dụng làm gia vị trong ẩm thực, thì là còn có tác dụng làm thuốc.