Nấm linh chi đặc biết tốt với người huyết áp cao, gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ, kháng khuẩn, tăng cường tình dục, giúp dễ ngủ và chống ung thư.
Nấm linh chi có nhiều cách để sử dụng nhưng theo đa số cho biết thì cách dưới đây sẽ hiệu quả nhất.
Các nhà khoa học ở Đại học Haifa, Israel khẳng định nấm linh chi - một loài nấm dại thường dùng trong Đông Y có thể chữa ung thư tuyến tiền liệt. Nhóm nghiên cứu đã phát hiện các phân tử trong nấm linh chi (tên khoa học là Ganoderma lucidum) giúp ngăn cản một vài cơ chế liên quan đến sự phát triển của khối u.
Đông trùng hạ thảo và quá trình từ ấu trùng thành trùng thảo
Vào mùa đông, một số ấu trùng sâu bướm sống trong lòng đất bị nấm ký sinh Ophiocordyceps sinensis tấn công. Ấu trùng chết đi chỉ để lại lớp vỏ ngoài, còn nấm mốc thì tiếp tục phát triển nhờ sử dụng chất dinh dưỡng từ cơ thể sâu non.
Đông trùng hạ thảo ngày càng được nhiều người tin dùng để bồi bổ sức khỏe. Tuy nhiên, không ít người chưa hiểu rõ về sản phẩm này, dẫn đến việc sử dụng không đúng cách, khó đạt được hiệu quả tối đa.
Các món ăn bổ dưỡng từ đông trùng hạ thảo
Những giới cách chế biến đông trùng hạ thảo nguyên con thành những món ăn bổ dưỡng.
Công dụng thần kỳ của đông trùng hạ thảo với sức khỏe con người
Chúng tôi xin chia sẻ với người tiêu dùng những tác dụng thần kỳ mà đông trùng hạ thảo mang lại cho sức khỏe của con người.
Đông trùng hạ thảo có ích lợi gì trong quan hệ tình dục
Thời buổi kinh tế phát triển, đời sống vật chất được nâng cao thì nhu cầu sử dụng các vị thuốc qúy của Đông y nhằm bồi bổ sức khoẻ và kéo dài tuổi thọ ngày càng lớn. Với cánh 'mày râu' thì những dược liệu có khả năng cải thiện đời sống sinh lý, phòng chống 'căn bệnh' ' trên bảo dưới không nghe' hoặc 'chưa đi chợ đã hết tiền' xem ra được trọng dụng hơn cả.
Cách nấu món nhân sâm đông trùng hạ thảo hầm thịt heo
Món ăn ngon miệng bổ dưỡng đầy hấp dẫn.
Tăng cường thể lực, bồi bổ cơ thể, chống bệnh tiểu đường, tăng cường hoạt động gan giúp tăng cường tiêu hóa ăn ngon miệng, chống lão hóa, tăng cường trí lực, tăng khả năng sinh lý, chữa huyết áp thấp, giảm đau với ung thư, chống sơ cứng động mạnh, tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa viêm nhiễm do môi trường gây ra.
Theo nghiên cứu của đại học Surrey nước Anh, hiệp hội đái tháo đường Mỹ chỉ ra rằng nhân sâm góp phần giảm lượng đường trong máu.
Saponin là thành phần tạo nên tác dụng tuyệt vời của nhân sâm. Trong nhân sâm càng nhiều thành phần này thì càng tốt.
Cuộc thi nấu ăn nhân sâm tại Hàn Quốc
Nhân sâm tại Hàn Quốc được làm thành rất nhiều món ăn giúp bồi bổ sức khỏe.
Cách nấu món gà tần nhân sâm Hàn Quốc
Từ triều đại Joseon có ghi "gà tần hoàng kỳ đã được dâng lên hoàng phi của vua Nhân Tổ (Injo) khi sức khỏe của bà không tốt.
Thật không an toàn khi sử dụng "hồn nhiên" nhân sâm với một người không nên sử dụng nhưng sử dụng đúng cách nhân sâm lại là thần dược. Sử dụng liều chuẩn là bao lâu thì đạt hiệu quả tốt nhất? Đối tượng nào nên sử dụng thì tốt? Nhân sâm tác động đến huyết áp và đường máu như thế nào?
Tác hại của bia rượu khi uống nhiều
Trong vòng một giờ uống vào cơ thể, rượu được hấp thu toàn bộ với 80% tại ruột non và số còn lại ở dạ dày. Cồn bắt đầu tấn công cơ thể, trong đó gan và hệ thần kinh trung ương phải chịu đựng nhiều nhất.
Cách làm chanh và mật ong chưa đau họng da khô nứt nẻ
Khi trời lạnh, cơ thể con người vốn rất mong manh nên rất khó cưỡng lại được sự mệt mỏi và cảm lạnh. Biểu hiện là ho, sổ mũi, hắt hơi nhiều, đau rát họng, nhức đầu,… làn da trở lên nứt nẻ, khô ráp, đặc biệt đối với người cao tuổi còn bị đau nhức xương cốt rất khó chịu.
Tác hại của diệp hạ châu đắng
Diệp hạ châu có tác dụng diệt khuẩn bảo vệ gan lợi tiểu chữa viêm thận phù thũng, viêm niệu đạo và sỏi niệu đạo, viêm ruột, lỵ, viêm kết mạc, viêm gan, trị kiết lỵ, sốt rét, đau dạ dày, bệnh hoa liễu, vàng da, sỏi thận, sỏi mật.
Tác hại của bia rượu khi uống nhiều
Tam thất là một vị thuốc quý đặc biệt đối với phụ nữ ở tuổi sinh đẻ. Để sử dụng tam thất một cách khoa học, đem lại hiệu quả trong chữa bênh cần chú ý cách lựa chọn và sơ chế trước khi dùng.

Bs. Trần Quang Khánh. Trưởng khoa nội Tiết Bv Nguyễn Tri Phương, Bộ môn Nội Tiết ĐH Y Dược cho hay về chế độ ăn cho bệnh nhân đái tháo đường.

Chế độ ăn cho bệnh nhân đái tháo đường
 
Mục tiêu chung chế độ ăn

1. Đưa mức đường huyết về càng gần bình thường càng tốt.

2. Bảo vệ tim mạch, kiểm soát huyết áp, chống lại các loại chất béo có hại cho tim mạch.

3. Giữ cân nặng ở mức hợp lý.

4. Ngăn chận hay làm chậm xuất hiện các biến chứng của đái tháo đường.

5. Bảo vệ sức khỏe, giúp người bệnh cảm thấy luôn luôn khỏe mạnh, lạc quan và tuân thủ tốt chế độ ăn.

Tuy nhiên không thể có một chế độ ăn áp dụng chung cho mọi người mà cần phải xây dựng một chế độ ăn thích hợp cho từng cá nhân. Chế độ ăn riêng cho từng cá nhân phụ thuộc vào các yếu tố sau:

1. Mức cân nặng, giới tính

2. Nghề nghiệp (mức độ lao động nhẹ, trung bình, nặng).

3. Thói quen và sở thích.

Chế độ ăn của từng người phải tuân theo một quy tắc chung như sau:

1.Lượng carbohydart (chất bột) và chất béo đơn chưa bão hòa (ví dụ dầu ô liu, dầu hướng dương…) chiếm từ 60 – 70% năng lượng. Nên dùng các loại carbohydrat hấp thu chậm. Thành phần chất béo nên gia giảm tùy theo tình trạng cân nặng của bệnh nhân (để giảm cân nặng và duy trì cân nặng thích hợp).

2.Hạn chế các loại chất béo bão hòa (mỡ động vật) và các loại chất béo đã qua chế biến (margarin, các loại dầu ăn có nguồn gốc hóa học hay đã qua chiên xào rồi dùng lại).

3.Chất đạm chiếm khoảng 15 – 20% nhu cầu năng lượng. Nên dùng các loại đạm có nguồn gốc thực vật, các loại đậu, đậu hủ. Đối với đạm động vật thì nên ưu tiên ăn cá.

4.Không nên dùng trực tiếp những loại thức ăn có thành phần đường hấp thu nhanh. Khi cần bổ sung chất đường, nên chọn các loại trái cây nhưng lượng trái cây cũng phải vừa đủ, không nên lạm dụng.

5.Nên ăn theo đúng bữa trong ngày (sáng, trưa, chiều). Không nên ăn nhiều bữa nhỏ hay ăn xế. Tránh tối đa việc ăn khuya vì rất dễ làm đường huyết buổi sáng tăng (trừ trường hợp phải tiêm insulin cử tối).

Một số điểm chú ý:

1.Nên ăn các thực phẩm được nấu tại nhà. Hạn chế tối đa việc ăn bên ngoài, trừ khi bất khả kháng. Các loại thức ăn được chế biến bằng phương pháp luộc, hấp, tiềm, nấu canh thì chứa ít chất độc hơn các loại chế biến ở nhiệt độ cao như xào, chiên, đặc biệt là chiên dòn.

2.Một số loại thực phẩm đóng gói sẵn được quảng cáo “dành cho bệnh nhân đái tháo đường”. Phải thật cẩn thận xem kỹ thành phần và bảng năng lượng được in trên nhãn. Không nên tin cậy tuyệt đối vào các loại thực phẩm được quảng cáonày, hơn nữa giá thành thường cao.

3.Chú ý không nên tùy tiện bỏ bữa ăn rồi sau đó ăn bù. Bỏ bữa ăn rất nguy hiểm đặc biệt đối với các bệnh nhân có tiêm insulin.

Trái cây:

1.Đường trong trái cây là loại đường fructose. Đường frutose làm tăng đường huyết chậm hơn đường sucrose (đường mía) do đó bệnh nhân đái tháo đường có thể dùng được.

2.Nên ăn những loại trái cây có màu đậm. Trái cây có màu đậm thường có nhiều loại vitamin và chất khoáng cần thiết cho tim mạch và sức khỏe nói chung.

3.Bản thân chất đường, dù là đường trong trái cây hay đường mía đều làm tăng mức đường huyết và tăng nồng độ các loại mỡ không tốt cho tim mạch (tăng triglyceride và giảm HDL-cholesterol) vì vậy nên dùng với lượng vừa phải.

4.Khi đã ăn trái cây thì nên bớt lượng chất bột trong bữa ăn hàng ngày với liều lượng tương đương.

5.Tuyệt đối không được ăn trái cây để thay các loại thực phẩm khác.

Sữa và các loại sản phẩm từ sữa:

1.Bệnh nhân đái tháo đường vẫn có thể uống được sữa và dùng các thực phẩm chế biến từ sữa. Tuy nhiên nên dùng những loại sữa không đường, hay các loại sữa được chế biến đặc biệt cho bệnh nhân đái tháo đường.

2.Ăn một hủ yaourt không đường trước bữa ăn có thể làm giảm sự hấp thu chất bột đường và ít làm tăng đường huyết sau ăn.

3.Bệnh nhân đái tháo đường có thể dùng các loại sữa không đường, ít (hay không béo), hay sữa đậu nành. Cũng có thể dùng các loại sữa được chế biến dành riêng cho người đái tháo đường.

4.Nên bỏ hẳn thói quen uống sữa trước khi đi ngủ. Có thể uống sữa được vào buổi sáng (điểm tâm) hay buổi trưa.

5.Vào những ngày mệt mỏi hay bị bệnh, có thể dùng những loại sữa đóng hộp sẵn thay thế bữa ăn (với năng lượng tương đương). Ngoài ra có thể ăn cháo, mì, hay bánh mì rẻ tiền và dễ kiếm hơn.

Tóm lại, không có một chế độ ăn nào áp dụng chung cho tất cả mọi người. Thông qua tư vấn với các chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ chuyên khoa đái tháo đường, bệnh nhân có thể tự xây dựng khẩu phần thức ăn riêng cho mình tùy theo giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp và sở thích. Trên tinh thần nắm được quy tắc chung và tự theo dõi mức đường huyết, chúng tôi mong rằng các bệnh nhân sẽ luôn luôn cảm thấy vui khỏe và không quá lo lắng, khó khăn trong việc thực hiện và tuân thủ chế độ ăn cho mình.

Sau đây, chúng tôi xin trình bày một ví dụ về bữa ăn của một nam công nhân bị đái tháo đường, lao động nặng và có trọng lượng khoảng 50 kg. Tổng năng lượng trung bình khoảng 1500Kcal/ngày được chia làm 600Kcal vào buổi điểm tâm, 500 Kcal buổi trưa và 400 Kcal buổi chiều.

Điểm tâm-------------------------------------------------------- 600 Kcal
- Một đĩa cơm tấm bì--------------------------------------------627Kcal hoặc
- Một tô phở bò (tô vừa)----------------------------------------450Kcal hay
- Một tô hủ tiếu mì--------------------------------------------- 410Kcal hay
- Một tô hủ tiếu Nam Vang------------------------------------ -400Kcal hay
- Một tô bún măng vịt------------------------------------------ 485Kcal hay
- Một ổ bánh mì thịt---------------------------------------------461Kcal hay
- Một đĩa xôi mặng--------------------------------------------- 500Kcal hay
- Một đĩa xôi khúc kèm---------------------------------------- 395Kcal hay
- Một ly sữa nguyên kem (100ml)-----------------------------81Kcal hay
- Một gói cà phê sữa------------------------------------------- 85Kcal hay

Buổi trưa:------------------------------------------------------- 500Kcal
- Một chén cơm vừa và---------------------------------------- 200Kcal
- Một con cá ít béo (chưng, chiên hay kho)------------------ 200Kcal hay
- Một khúc cá (thu, lóc, hú)----------------------------------- 150Kcal hay
- Một đĩa mực xào (200g)------------------------------------- 184Kcal hay
- Một đĩa bò xào (50g thịt bò)-------------------------------- 150Kcal hay
- Một đĩa sườn ram (50g sườn heo)-------------------------- 150Kcal hay
- Một đĩa gà roty hay kho (50g gà) và----------------------- 150Kcal
- Một chén canh chua, rau ngót, bí đao và
Rau xanh ăn theo sở thích------------------------------------ 30Kcal
- Tráng miệng: 1 rái chuối già/2 trái chuối cao/1 trái mảng cầu ta/1 trái vú sữa/100g nho Mỹ.

Buổi chiều------------------------------------------------------- 400Kcal
- Một chén cơm vừa và---------------------------------------- 200Kcal
- Tép rang (50g tép)------------------------------------------- 100Kcal hoặc
- Cá chim chiên (50g cá)-------------------------------------- 100Kcal hoặc
- Chả lụa kho (45g chả lụa)----------------------------------- 102Kcal hoặc
- Thịt bò xào măng (50g thịt và 60g măng)------------------ 104Kcal
- Một chén canh cải ngọt/bầu/mướp--------------------------- 30Kcal
- Một miếng thơm (60g)--------------------------------------- 16Kcal hoặc
- Một miếng dưa hấu (200g)---------------------------------- 21Kcal hoặc
- Hai trái mận (80g)--------------------------------------------22Kcal hoặc
- Hai múi mít (18g)-------------------------------------------- 22Kcal hoặc
- Nữa trái quít (100g) và-------------------------------------- 15Kcal
- Nước mía, nước sâm (100ml) ------------------------------- 50Kcal

Theo daithaoduong.com

Ý kiến bạn đọc ()
 
Các bài liên quan về Tiểu đường
Chắc bạn đã thường được nghe đến bệnh đái tháo đường và thường biết đến 2 type thường gặp là đái tháo đường type 1 và đái tháo đường type 2, tuy nhiên vẫn còn những dạng đái tháo đường khác như do thuốc, bệnh nội tiết, bệnh tuyết tụy, bệnh lý ở gan.
Đái tháo đường tự bản thân đã là yếu tố nguy cơ tim mạch và đột quỵ. Bệnh nhân Đái tháo đường cũng có những điều kiện khác có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh tim và đột quỵ, những điều kiện như thế gọi là yếu tố nguy cơ. Một trong những yếu tố nguy cơ: tiền căn gia đình có người bị bệnh tim. Nếu có người thân trong gia đình bị nhồi máu cơ tim ở tuổi < 55 (nam) hay < 65 (nữ), khi đó bạn có nguy cơ cao bị bệnh tim .
Phòng ngừa từ xa luôn là hiệu quả nhất ít tốn kém nhất và sức khỏe sẽ tốt nhất. Sau đây là một số lưu ý.
Xét nghiệm đường huyết đói thường được chỉ định để chẩn đoán đái tháo đường .Tuy nhiên, xét nghiệm này có thể bỏ xót một số trường hợp đái tháo đường hay Tiền-Đái tháo đường mà test dung nạp glucose có thể phát hiện được.
Có 2 loại bệnh tim mạch thường gặp trên bệnh nhân đái tháo đường: bệnh mạch vành và suy tim. Bệnh nhân đái tháo đường cũng có nguy cơ bị suy tim.
Đái tháo đường là bệnh do đường huyết tăng cao trong máu. Đường huyết tăng cao sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Tiền đái tháo đường là một tình trạng mà lượng đường trong máu của bạn cao hơn bình thường nhưng không đủ cao để được chẩn đoán là bệnh đái tháo đường type 2.
Mỗi năm hơn 100.000 bệnh nhân bị suy thận. Đái tháo đường là nguyên nhân thường gặp của bệnh thận, chiếm 44% những ca mới mắc. Thậm chí khi đái tháo đường được điều trị, cũng có thể dẫn tới bệnh thận mạn và suy thận.
Hội chứng tăng áp lực thẩm thấu do tăng đường huyết không nhiễm cetone (Hyperosmolar hyperglycemic nonketotic syndrome) (HHNS) là biến chứng nghiêm trọng do đường huyết tăng cao. ( >600 mg/dl ) và mất nước. Hội chứng tăng áp lực thẩm thấu thường xảy ra ở bệnh nhân Đái tháo đường type 2 lớn tuổi, nhưng nó cũng có thể xảy ra ở bệnh nhân trẻ hay Đái tháo đường type 1 hay những dạng khác của Đái tháo đường. 1/3 các trường hợp do Đái tháo đường không được chẩn đoán.
Nguyên nhân là tăng đường huyết kéo dài gây biến chứng về mạch máu và ảnh hưởng đến mạch máu não. Bệnh mạch máu não ảnh hưởng lên dòng máu cung cấp cho não bộ dẫn tới cơn thiếu máu não thoáng qua và tai biến mạch máu não. Nguyên nhân cũng do xơ vữa mạch máu não hay do tăng huyết áp.
Hạ đường huyết ít gặp trong điều kiện bình thường nhưng là vấn đề thường gặp trên bệnh nhân đái tháo đường đang điều trị. Hạ đường huyết cũng nguy hiểm không kém gây run, yếu, chóng mặt, hôn mê.
Tin đọc nhiều
Biết được chỉ số đường huyết của các loại thực phẩm ở mức cao, mức trung bình và mức thấp nhưng đến nay nhiều người vẫn không tài nào cân bằng nổi mức đường huyết. Cách nào để vận dụng chỉ số đường huyết để cân bằng đường huyết?
Tim đập nhanh kéo dài sẽ dẫn đến dễ mệt mọi suy tim, giảm tuổi thọ, cần phát hiện sớm để điều trị. Sau đây là phương pháp đơn giản hiệu quả không dùng thuốc.
Rau cần là loại rau thông dụng và có thể sử dụng làm thuốc. Theo Đông y học: Rau cần có vị ngọt, cay, tính mát, vào các kinh Phế và Vị. Có tác dụng thanh nhiệt, bình can, khư phong, lợi thấp, tỉnh não kiện thần, nhuận phế chỉ khái. Có thể sử dụng để chữa cao áp huyết, mạch máu xơ cứng, thần kinh suy nhược, kinh nguyệt không đều.
Chim cút được tôn là sâm động vật, vì vậy người ta cũng đã kiểm nghiệm thấy trứng chim cút rất giàu dinh dưỡng hơn cả trứng gà vịt, đặc biệt loại trứng cút lộn lại tuyệt vời.
Thì là là một loại rau gia vị không thể thiếu trong các món canh cá, chả cá, chả mực… vừa thơm ngon vừa át được mùi tanh. Ngoài tác dụng làm gia vị trong ẩm thực, thì là còn có tác dụng làm thuốc.