Nấm linh chi đặc biết tốt với người huyết áp cao, gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ, kháng khuẩn, tăng cường tình dục, giúp dễ ngủ và chống ung thư.
Nấm linh chi có nhiều cách để sử dụng nhưng theo đa số cho biết thì cách dưới đây sẽ hiệu quả nhất.
Các nhà khoa học ở Đại học Haifa, Israel khẳng định nấm linh chi - một loài nấm dại thường dùng trong Đông Y có thể chữa ung thư tuyến tiền liệt. Nhóm nghiên cứu đã phát hiện các phân tử trong nấm linh chi (tên khoa học là Ganoderma lucidum) giúp ngăn cản một vài cơ chế liên quan đến sự phát triển của khối u.
Đông trùng hạ thảo và quá trình từ ấu trùng thành trùng thảo
Vào mùa đông, một số ấu trùng sâu bướm sống trong lòng đất bị nấm ký sinh Ophiocordyceps sinensis tấn công. Ấu trùng chết đi chỉ để lại lớp vỏ ngoài, còn nấm mốc thì tiếp tục phát triển nhờ sử dụng chất dinh dưỡng từ cơ thể sâu non.
Đông trùng hạ thảo ngày càng được nhiều người tin dùng để bồi bổ sức khỏe. Tuy nhiên, không ít người chưa hiểu rõ về sản phẩm này, dẫn đến việc sử dụng không đúng cách, khó đạt được hiệu quả tối đa.
Các món ăn bổ dưỡng từ đông trùng hạ thảo
Những giới cách chế biến đông trùng hạ thảo nguyên con thành những món ăn bổ dưỡng.
Công dụng thần kỳ của đông trùng hạ thảo với sức khỏe con người
Chúng tôi xin chia sẻ với người tiêu dùng những tác dụng thần kỳ mà đông trùng hạ thảo mang lại cho sức khỏe của con người.
Đông trùng hạ thảo có ích lợi gì trong quan hệ tình dục
Thời buổi kinh tế phát triển, đời sống vật chất được nâng cao thì nhu cầu sử dụng các vị thuốc qúy của Đông y nhằm bồi bổ sức khoẻ và kéo dài tuổi thọ ngày càng lớn. Với cánh 'mày râu' thì những dược liệu có khả năng cải thiện đời sống sinh lý, phòng chống 'căn bệnh' ' trên bảo dưới không nghe' hoặc 'chưa đi chợ đã hết tiền' xem ra được trọng dụng hơn cả.
Cách nấu món nhân sâm đông trùng hạ thảo hầm thịt heo
Món ăn ngon miệng bổ dưỡng đầy hấp dẫn.
Tăng cường thể lực, bồi bổ cơ thể, chống bệnh tiểu đường, tăng cường hoạt động gan giúp tăng cường tiêu hóa ăn ngon miệng, chống lão hóa, tăng cường trí lực, tăng khả năng sinh lý, chữa huyết áp thấp, giảm đau với ung thư, chống sơ cứng động mạnh, tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa viêm nhiễm do môi trường gây ra.
Theo nghiên cứu của đại học Surrey nước Anh, hiệp hội đái tháo đường Mỹ chỉ ra rằng nhân sâm góp phần giảm lượng đường trong máu.
Saponin là thành phần tạo nên tác dụng tuyệt vời của nhân sâm. Trong nhân sâm càng nhiều thành phần này thì càng tốt.
Cuộc thi nấu ăn nhân sâm tại Hàn Quốc
Nhân sâm tại Hàn Quốc được làm thành rất nhiều món ăn giúp bồi bổ sức khỏe.
Cách nấu món gà tần nhân sâm Hàn Quốc
Từ triều đại Joseon có ghi "gà tần hoàng kỳ đã được dâng lên hoàng phi của vua Nhân Tổ (Injo) khi sức khỏe của bà không tốt.
Thật không an toàn khi sử dụng "hồn nhiên" nhân sâm với một người không nên sử dụng nhưng sử dụng đúng cách nhân sâm lại là thần dược. Sử dụng liều chuẩn là bao lâu thì đạt hiệu quả tốt nhất? Đối tượng nào nên sử dụng thì tốt? Nhân sâm tác động đến huyết áp và đường máu như thế nào?
Tác hại của bia rượu khi uống nhiều
Trong vòng một giờ uống vào cơ thể, rượu được hấp thu toàn bộ với 80% tại ruột non và số còn lại ở dạ dày. Cồn bắt đầu tấn công cơ thể, trong đó gan và hệ thần kinh trung ương phải chịu đựng nhiều nhất.
Cách làm chanh và mật ong chưa đau họng da khô nứt nẻ
Khi trời lạnh, cơ thể con người vốn rất mong manh nên rất khó cưỡng lại được sự mệt mỏi và cảm lạnh. Biểu hiện là ho, sổ mũi, hắt hơi nhiều, đau rát họng, nhức đầu,… làn da trở lên nứt nẻ, khô ráp, đặc biệt đối với người cao tuổi còn bị đau nhức xương cốt rất khó chịu.
Tác hại của diệp hạ châu đắng
Diệp hạ châu có tác dụng diệt khuẩn bảo vệ gan lợi tiểu chữa viêm thận phù thũng, viêm niệu đạo và sỏi niệu đạo, viêm ruột, lỵ, viêm kết mạc, viêm gan, trị kiết lỵ, sốt rét, đau dạ dày, bệnh hoa liễu, vàng da, sỏi thận, sỏi mật.
Tác hại của bia rượu khi uống nhiều
Tam thất là một vị thuốc quý đặc biệt đối với phụ nữ ở tuổi sinh đẻ. Để sử dụng tam thất một cách khoa học, đem lại hiệu quả trong chữa bênh cần chú ý cách lựa chọn và sơ chế trước khi dùng.

Hàng ngày, hoạt động đi, đứng làm cho bàn chân phải chịu sức nặng của toàn bộ cơ thể, việc giữ gìn, bảo đảm "tái tạo sức" cho bàn chân là rất quan trọng giúp cho việc đi lại thuận tiện. Ở người bệnh đái tháo đường, việc bảo vệ, chăm sóc bàn chân càng cần đặc biệt quan tâm vì đường huyết cao cũng là nguyên nhân dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khi có tổn thương ở bàn chân.

Một số bệnh phổ biến ở bàn chân người bệnh đái tháo đường là bệnh thần kinh ngoại vi, mạch máu ngoại vi và nhiễm trùng.

Bệnh thần kinh ngoại vi

Đường huyết cao làm hủy hoại lớp áo ngoài của các dây thần kinh - nơi tiếp nhận cảm giác. Vì thế, ngườì bệnh có thể không cảm thấy đau, nóng hay lạnh ở bàn chân và cẳng chân của mình, khi dẫm phải đinh hay các vật sắc nhọn hoặc khi bị phỏng mà không biết. Đó là hiện tượng "mất các cảm giác bảo vệ”. Do đó, một vết thương dù nhỏ cũng có thể bị loét rộng ra và trở thành trầm trọng. Các biểu hiện sớm thường gặp là: cảm giác lạnh ở hai chân, ngứa hoặc tê bì; bứt rứt khó chịu, hoặc nóng ran ở hai bàn chân.

Bệnh mạch máu ngoại vi

Thường xảy ra ở các mạch máu nhỏ và hẹp, làm giảm dòng máu tới chân. Việc kém máu nuôi làm cho da chân trở nên khô, nứt nẻ, dễ bị loét và nhiễm trùng, nhưng biểu hiện này thường kín đáo, khó nhận biết như: thay đổi màu sắc da, lạnh hoặc tê bì hai chân, đau chân lúc nghỉ ngơi... Tổn thương mạch máu ngoại vi, nếu phối hợp với bệnh thần kinh ngoại vi, sẽ làm vết thương lâu lành. Mặt khác, đường huyết cao là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và làm giảm sức đề kháng của cơ thể. Vì thế, vết thương có thể bị loét, nhiễm khuẩn, có thể tiến triển thành hoại tử nếu không được điều trị đúng và kịp thời. Khi đó nguy cơ phải cắt cụt chi rất cao.

Các yếu tố nguy cơ dẫn đến loét bàn chân:

- Nam giới.
- Mắc bệnh đái tháo đường trên 10 năm hoặc tuổi trên 60.
- Kiểm soát đường huyết kém.
- Có biến dạng bàn chân, chai chân, phỏng rộp da chân...
- Đã từng bị loét bàn chân.
- Có các biểu hiện của tổn thương thần kinh ngoại vi và/hoặc tổn thương mạch máu ngoại vi.
- Giảm thị lực.
- Có biến chứng thận.
- Đi giày dép không phù hợp với bàn chân.

Loét bàn chân dễ xảy ra nếu có nhiều yếu tố nguy cơ kể trên hoặc có một nguy cơ nhưng ở mức độ nặng.

Người bệnh đái tháo đường nên tự chăm sóc bằng cách chọn cho mình lối sống lành mạnh giúp giữ đường huyết, huyết áp và cholesterol máu ở mức bình thường với các biện pháp:

- Ngừng hút thuốc lá và ngừng uống rượu.
- Tập thể dục hàng ngày, đề nghị bác sĩ hướng dẫn hình thức luyện tập nào là thích hợp.
- Thực hiện chế độ ăn hợp lý: giảm lượng đường, mỡ, tăng cường hoa quả.
- Dùng thuốc đúng giờ hàng ngày.
- Kiểm soát tốt đường huyết. Đo và theo dõi đường huyết hàng ngày. Giữ đường huyết trong mức an toàn để phòng hoặc làm chậm sự tiến triển của đái tháo đường và các biến chứng của bệnh.

Theo Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ (ADA), đối với đa số bệnh nhân, mức đường huyết an toàn là:

- Trước ăn: 90 – 130 mg/dL (5 - 7,2 mmol/L).
- Sau bữa ăn l – 2 giờ: nhỏ hơn 180mg/dL (10 mmol/L).
- Trước lúc đi ngủ 110 – 150 mg/dL (6,0 – 8,3mmol/L).

Tùy lứa tuổi, giai đoạn bệnh, mức độ các biến chứng... mà mức đường huyết an toàn của mỗi người bệnh có thể khác nhau, nhưng không nhiều. Bác sĩ chuyên khoa có thể tư vấn về mức đường huyết an toàn cần đạt cho mỗi người.

Ngoài ra cũng cần:

- Kiểm tra bàn chân của bạn hàng ngày.
- Nên chọn một thời điểm thích hợp trong ngày để kiểm tra bàn chân, thường là buổi tối, và làm việc đó như một thói quen.
- Chọn nơi đủ ánh sáng để quan sát kỹ bàn chân và các kẽ ngón chân, tìm xem có các vết nứt trên da, các vết phỏng rộp, vết thâm, các nốt chai chân và những chỗ đau trên da.
- Nếu không cúi xuống để nhìn bàn chân được rõ, hãy sử dụng một chiếc gương hoặc nhờ người thân trong gia đình hay bạn bè giúp đỡ.
- Vệ sinh chân hàng ngày.
- Cẩn thận rửa sạch chân với nước ấm và xà phòng trung tính, đặc biệt là khoảng kẽ giữa các ngón chân.
- Không ngâm chân trong nước quá lâu.
- Trước khi rửa chân hay tắm, nên kiểm tra nhiệt độ của nước xem có quá nóng không. Dùng nhiệt kế, mu tay hoặc khuỷu tay để kiểm tra: nhiệt độ nước không nên quá 37oC.
- Sau khi lửa, dùng khăn bông mềm thấm khô chân, đặc biệt các kẽ ngón chân. Nếu da chân khô có thể dùng kem dưỡng da bôi lên trên mu chân và dưới lòng bàn chân để giữ cho da được ẩm và trơn, nhưng không bôi vào kẽ ngón chân.
- Cắt móng chân mỗi tuần hoặc khi thấy dài
- Nên cắt tỉa móng chân theo đường vòng của ngón. Không để móng dài cũng không cắt móng quá ngắn và không cắt sâu vào các góc móng (khóe móng). Làm nhẵn móng sau khi cắt bằng một tấm bìa mài hoặc một chiếc giũa móng.
- Trường hợp móng chân mọc quặp vào trong hoặc nhìn không rõ, hãy nhờ người thân hay y tá cắt hộ.
- Nếu chân có các cục chai, không được tự ý cắt bỏ, cũng không dùng dao cạo, băng dính, hoặc dịch lỏng để loại bỏ vết chai. Điều đó có thể làm cho da bị tổn thương, tốt nhất hãy hỏi bác sĩ của bạn để tìm cách điều trị.

Bảo vệ bàn chân

- Không được đi chân trần, ngay cả khi đi trong nhà, vì bạn có thể dẫm phải đinh hoặc vật nhọn mà không biết.
- Nên đi giày làm bằng chất liệu mềm, vừa chân. Không đi giày cao gót hoặc các loại giày bó lấy bàn chân và gót chân.
- Không được đi giày mà không mang tất chân. Thay tất chân hàng ngày. Chọn tất có màu sáng, làm bằng sợi bông hoặc sợi tổng hợp mềm, vừa chân. Không sử dụng các loại tất làm bằng chất liệu ni lông hoặc tất quá chật.
- Khi trời lạnh, chỉ mang tất chứ không nên dùng các chai nước nóng hoặc các vật nóng đặt lên chân để làm ấm.
- Khi đi trên đường, bãi biển hoặc vỉa hè nóng, cần mang giày kín lưng bàn chân để che nắng.
- Trước khi xỏ giày vào chân, hãy dùng tay kiểm tra mặt trong của giày để chắc chắn không có vật gì ở trong có thể làm chân bị thương.
- Nên mua giày vào buổi chiều hoặc cuối ngày. Với những đôi giày mới, nên đi thử từ từ, mỗi ngày khoảng 1 đến 2 giờ trong một vài tuần đầu để chân được làm quen.
- Hãy giữ cho mạch máu được lưu thông.
- Hãy đặt chân ở tư thế ngang khi ngồi.
- Không bắt chéo chân trong thời gian dài.
- Không đi tất chật, tất có vòng cao su ở quanh cổ chân.
- Tập cử động các ngón chân trong khoảng 5 - 10 phút, vài lần trong ngày. Các hình thức luyện tập như đi bộ, bơi lội hoặc đạp xe là những bài tập thể dục tốt và dễ cho bàn chân vận động, giúp cải thiện lưu thông mạch máu.

Theo VTV/Thuốc & Sức khỏe

Ý kiến bạn đọc ()
 
Các bài liên quan về Tiểu đường
Một khảo sát gần đây trên phạm vi một quận vùng ven của TP Hồ Chí Minh, cứ 100 thai phụ thì có gần 4 người bị bệnh đái tháo đường (tỷ suất 3,9%). Đây là một căn bệnh ở người mẹ rất nguy hiểm cho thai nhi, lại khó phát hiện và các bà mẹ cũng chưa thật sự quan tâm.
Mang thai tháng thứ tư, chị Bình, quận Tân Phú, TP HCM đã tăng gần 15 kg. Qua xét nghiệm máu, chị mắc chứng tiểu đường thai kỳ, nếu không điều trị kịp thời có thể bị nhiều tai biến cho cả mẹ và con.
Thai phụ có chỉ số đường huyết càng cao trong thai kỳ thì đứa con sinh ra càng có nguy cơ mắc các bệnh như béo phì, tiểu đường và cao huyết áp. Kết quả này dựa trên việc theo dõi 23.000 thai phụ ở 9 quốc gia.
Có hai loại bệnh tiểu đường chính, gọi là tiểu đường loại 1 và tiểu đường loại 2. Tiểu đường loại nào bệnh nặng hơn. Ở độ tuổi nào dễ mắc loại nào.
Một nhóm các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu North Shore-Long Island Jewish ở New York (Mỹ) đã tìm ra một loại thuốc mới mang tên ISO-1 có tác dụng như vaccin để ngăn ngừa sự xuất hiện của bệnh tiểu đường loại 1.
Nhiều bệnh nhân tiểu đường thắc mắc có nên trang bị máy đo đường huyết tại nhà và mục đích của việc đo đường huyết ? Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với bác sĩ Nguyễn Thế Thành (ảnh) - Trưởng khoa Nội tiết bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP Hồ Chí Minh) xung quanh vấn đề này. Bác sĩ Thành cho biết..
Khi đường trong máu thấp dưới mức 3,8mmol/l thì gọi là hạ đường huyết. Khi hạ đường huyệt người bệnh thì hoa mắt mất khả năng giữ thăng bằng có thể không thể tự đến nơi lấy thuốc được. Cần làm theo những cách sau.
Tôi bị bệnh đái tháo đường týp 2 vài năm nay, thỉnh thoảng có xảy ra tình trạng choáng ngất, vã mồ hôi. Xin bác sĩ cho biết tình trạng này là gì và phai phòng bệnh như thế nào? Nguyễn Thị Bằng (Hà Nam)
Nhiều người vẫn quan niệm rằng bệnh tiểu đường chỉ gặp ở người lớn, vì thế không ít bậc cha mẹ rất bất ngờ khi bác sĩ thông báo rằng con họ mắc căn bệnh này. Chứng béo phì ở trẻ có xu hướng gia tăng nhiều trẻ lớp 4 nặng 40kg làm tăng nguy cơ tiểu đường ở trẻ.
Căn bệnh "giết người âm thầm" này đang xuất hiện ngày một nhiều do thói quen ăn uống vô độ và lối sống ít vận động. Dưới đây là 12 cách lành mạnh để bạn có thể tránh xa căn bệnh này.
Tin đọc nhiều
Hãy nắm chắc danh sách trái cây giàu canxi dưới đây để bổ sung vào chế độ ăn của bạn.
Cây sầu riêng có tên khoa học là Duro Zibethinus Murr còn được mệnh danh là hoàng hậu của loài quả, quả nhiệt tình. Đó là đặc sản của vùng Đông Nam Á.
Biết được chỉ số đường huyết của các loại thực phẩm ở mức cao, mức trung bình và mức thấp nhưng đến nay nhiều người vẫn không tài nào cân bằng nổi mức đường huyết. Cách nào để vận dụng chỉ số đường huyết để cân bằng đường huyết?
Tim đập nhanh kéo dài sẽ dẫn đến dễ mệt mọi suy tim, giảm tuổi thọ, cần phát hiện sớm để điều trị. Sau đây là phương pháp đơn giản hiệu quả không dùng thuốc.
Rau cần là loại rau thông dụng và có thể sử dụng làm thuốc. Theo Đông y học: Rau cần có vị ngọt, cay, tính mát, vào các kinh Phế và Vị. Có tác dụng thanh nhiệt, bình can, khư phong, lợi thấp, tỉnh não kiện thần, nhuận phế chỉ khái. Có thể sử dụng để chữa cao áp huyết, mạch máu xơ cứng, thần kinh suy nhược, kinh nguyệt không đều.