Nấm linh chi đặc biết tốt với người huyết áp cao, gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ, kháng khuẩn, tăng cường tình dục, giúp dễ ngủ và chống ung thư.
Nấm linh chi có nhiều cách để sử dụng nhưng theo đa số cho biết thì cách dưới đây sẽ hiệu quả nhất.
Các nhà khoa học ở Đại học Haifa, Israel khẳng định nấm linh chi - một loài nấm dại thường dùng trong Đông Y có thể chữa ung thư tuyến tiền liệt. Nhóm nghiên cứu đã phát hiện các phân tử trong nấm linh chi (tên khoa học là Ganoderma lucidum) giúp ngăn cản một vài cơ chế liên quan đến sự phát triển của khối u.
Vào mùa đông, một số ấu trùng sâu bướm sống trong lòng đất bị nấm ký sinh Ophiocordyceps sinensis tấn công. Ấu trùng chết đi chỉ để lại lớp vỏ ngoài, còn nấm mốc thì tiếp tục phát triển nhờ sử dụng chất dinh dưỡng từ cơ thể sâu non.
Đông trùng hạ thảo ngày càng được nhiều người tin dùng để bồi bổ sức khỏe. Tuy nhiên, không ít người chưa hiểu rõ về sản phẩm này, dẫn đến việc sử dụng không đúng cách, khó đạt được hiệu quả tối đa.
Những giới cách chế biến đông trùng hạ thảo nguyên con thành những món ăn bổ dưỡng.
Chúng tôi xin chia sẻ với người tiêu dùng những tác dụng thần kỳ mà đông trùng hạ thảo mang lại cho sức khỏe của con người.
Thời buổi kinh tế phát triển, đời sống vật chất được nâng cao thì nhu cầu sử dụng các vị thuốc qúy của Đông y nhằm bồi bổ sức khoẻ và kéo dài tuổi thọ ngày càng lớn. Với cánh 'mày râu' thì những dược liệu có khả năng cải thiện đời sống sinh lý, phòng chống 'căn bệnh' ' trên bảo dưới không nghe' hoặc 'chưa đi chợ đã hết tiền' xem ra được trọng dụng hơn cả.
Món ăn ngon miệng bổ dưỡng đầy hấp dẫn.
Tăng cường thể lực, bồi bổ cơ thể, chống bệnh tiểu đường, tăng cường hoạt động gan giúp tăng cường tiêu hóa ăn ngon miệng, chống lão hóa, tăng cường trí lực, tăng khả năng sinh lý, chữa huyết áp thấp, giảm đau với ung thư, chống sơ cứng động mạnh, tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa viêm nhiễm do môi trường gây ra.
Theo nghiên cứu của đại học Surrey nước Anh, hiệp hội đái tháo đường Mỹ chỉ ra rằng nhân sâm góp phần giảm lượng đường trong máu.
Saponin là thành phần tạo nên tác dụng tuyệt vời của nhân sâm. Trong nhân sâm càng nhiều thành phần này thì càng tốt.
Nhân sâm tại Hàn Quốc được làm thành rất nhiều món ăn giúp bồi bổ sức khỏe.
Từ triều đại Joseon có ghi "gà tần hoàng kỳ đã được dâng lên hoàng phi của vua Nhân Tổ (Injo) khi sức khỏe của bà không tốt.
Thật không an toàn khi sử dụng "hồn nhiên" nhân sâm với một người không nên sử dụng nhưng sử dụng đúng cách nhân sâm lại là thần dược. Sử dụng liều chuẩn là bao lâu thì đạt hiệu quả tốt nhất? Đối tượng nào nên sử dụng thì tốt? Nhân sâm tác động đến huyết áp và đường máu như thế nào?
Trong vòng một giờ uống vào cơ thể, rượu được hấp thu toàn bộ với 80% tại ruột non và số còn lại ở dạ dày. Cồn bắt đầu tấn công cơ thể, trong đó gan và hệ thần kinh trung ương phải chịu đựng nhiều nhất.
Khi trời lạnh, cơ thể con người vốn rất mong manh nên rất khó cưỡng lại được sự mệt mỏi và cảm lạnh. Biểu hiện là ho, sổ mũi, hắt hơi nhiều, đau rát họng, nhức đầu,… làn da trở lên nứt nẻ, khô ráp, đặc biệt đối với người cao tuổi còn bị đau nhức xương cốt rất khó chịu.
Diệp hạ châu có tác dụng diệt khuẩn bảo vệ gan lợi tiểu chữa viêm thận phù thũng, viêm niệu đạo và sỏi niệu đạo, viêm ruột, lỵ, viêm kết mạc, viêm gan, trị kiết lỵ, sốt rét, đau dạ dày, bệnh hoa liễu, vàng da, sỏi thận, sỏi mật.
Tam thất là một vị thuốc quý đặc biệt đối với phụ nữ ở tuổi sinh đẻ. Để sử dụng tam thất một cách khoa học, đem lại hiệu quả trong chữa bênh cần chú ý cách lựa chọn và sơ chế trước khi dùng.
Tập thể dục, vận động thường xuyên sẽ rất tốt cho những người bị bệnh tiểu đường. Người bệnh tiều đường cũng hay bị kèm theo bệnh về khớp nên vận động cũng gặp khó khăn. Đạp xe đạp tại chỗ không làm ảnh hướng đến khớp giúp người bệnh tiểu đường vận động tăng cường sức khỏe.
Tập thể dục, vận động thì rất cần thiết cho sức khỏe mọi người đặc biệt là những bệnh nhân tiểu đường. Tập vận động có những tác dụng quan trọng để kiểm soát đường máu và còn làm giảm những yếu tố nguy cơ khác.
Tiểu đường là tình trạng đường trong máu tăng cao hơn bình thường. Mặc dù cơ thể sử dụng đường để tạo năng lượng, nhưng khi đường trong máu tăng cao trên 180 mg/dL (10 mmol/L) có thể gây tổn thương nhiều bộ phận quan trọng trong cơ thể như tim mạch, mạch máu, mắt, thận và thần kinh. Trung bình cứ 10 người bị tiểu đường thì có 8 người bị mắc bệnh tim mạch và có tới 75% số ca tử vong ở người bệnh tiểu đường tuýp 2 là do bệnh tim mạch, chủ yếu là do nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não. Khi người bệnh biết cách chăm sóc bệnh tiểu đường, kiểm soát tốt đường huyết thì họ có thể sống an toàn như những người bình thường.
Việc thường xuyên vận động sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho những người bị bệnh tiểu đường:
- Giảm đường trong máu và cải thiện khả năng sử dụng đường của cơ thể.
- Tăng tác dụng của insulin: khi tập vận động đều đặn, lượng Insulin cần thiết để tiêm có thể giảm.
- Giảm nguy cơ bệnh tim mạch nhờ làm giảm cholesterol xấu (LDL), tạo ra mảng xơ vữa làm tắc nghẽn mạch máu. Đồng thời tập vận động làm tăng cholesterol tốt (HDL), bảo vệ tim mạch.
- Cải thiện được huyết áp: khi huyết áp cao ở mức nhẹ và trung bình.
- Thích nghi của cơ thể: làm tăng hiệu quả của tim, phổi, hệ thống tuần hoàn cả khi nghỉ cũng như khi làm việc. Cải thiện khả năng vận chuyển oxy làm tăng độ dai bền và sức chịu đựng của cơ thể.
- Duy trì và tăng cường sự linh hoạt của khớp: giúp bạn dẻo dai và giữ thăng bằng tốt.
- Kiểm soát trọng lượng cơ thể: giúp đốt bỏ năng lượng dư thừa (dự trữ ở tế bào mỡ) như thế sẽ giúp giảm cân hoặc duy trì trọng lượng cơ thể.
- Giúp chế ngự căng thẳng (stress) trong sinh hoạt hằng ngày. Qua tập vận động bạn có nhiều năng lượng hơn, thư giãn hơn và bạn cảm thấy ít mệt hơn.
Ngoài ra, vận động thể lực còn góp phần quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2. Theo Chương trình Phòng ngừa Tiểu đường (Diabetes Prevention Program) của Mỹ, kết hợp ăn kiêng tốt và tập luyện thể lực vừa phải để giảm 5-7% cân nặng và còn có thể làm chậm xuất hiện và phòng ngừa tiểu đường tuýp 2.
Lưu ý về mức đường huyết khi tập vận động:
Đường máu không nên quá thấp (dưới 70 mg/dL hoặc 3.9 mmol/L) khi đang tập cũng như sau khi tập. Bác sĩ sẽ cho bạn biết mức đường huyết an toàn của riêng bạn.
Sau khi tập vận động, mức đường huyết có thể tăng cao hoặc hạ thấp. Để đáp ứng đủ năng lượng trong khi tập, gan sẽ tăng phóng thích đường vào trong máu. Cần phải có insulin thì cơ thể mới sử dụng được đường này. Vì vậy nếu cơ thể bạn không có đủ insulin để “mở cửa” cho đường vào cơ bắp, đường máu của bạn tất nhiên sẽ tăng. Đường huyết cũng có thể hạ thấp ở mức dưới 70 mg/dl (3.9 mmol/L) do tập vận động quá mức. Tập vận động từ mức trung bình đến mức nặng có thể làm đường huyết tụt thấp trong vòng 24 giờ sau khi tập.
Tự đo đường huyết giúp việc luyện tập tốt hơn vì:
- Đo đường huyết trước khi tập, sau khi tập và tại các thời điểm cố định sau đó cho biết mức độ luyện tập có phù hợp không.
- Kết quả đường huyết giúp bạn điều chỉnh chế độ ăn và thuốc khi tập.
- Cho biết mức đường huyết để bạn có thể tập luyện thoải mái và an toàn.
Những lời khuyên thực tế để tập vận động an toàn:
- Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu một chương trình tập vận động.
- Chọn loại hình tập vận động mà bạn thích. Nếu trên 35 tuổi, bạn cần chọn lựa loại tập vận động thích hợp với cơ thể bạn.
- Kiểm tra đường huyết trước và sau tập vận động.
- Không tập vận động nếu đường huyết trên 250 mg/dl (13.9 mmol) và có xê-ton trong nước tiểu.
- Không tập vận động nếu đường huyết trên 300 mg/dl và không có xê-ton trong nước tiểu.
- Lên kế hoạch tập vận động để tránh hạ đường huyết.
Tập vận động cũng là một trong những biện pháp điều trị bệnh tiểu đường. Tập vận động góp phần làm giảm đường huyết và giảm một số nguy cơ khác. Việc chọn loại hình vận động còn tùy thuộc vào tuổi tác, biến chứng của bệnh tiểu đường, bệnh lý kèm theo và mức độ đường huyết. Thông thường đi bộ 30 phút mỗi ngày, 3 đến 4 ngày trong tuần phù hợp với hầu hết người bệnh tiểu đường. Hãy nhớ kiểm soát tốt đường huyết và tuân thủ lời khuyên của bác sĩ để có được một chế độ tập luyện thật hiệu quả và an toàn.
Bác sĩ Trần Thị Bích Thủy
(Chuyên khoa II Nội Tiết , BV Nguyễn Tri Phương)
Việt Báo (Theo_Thanh_Nien)
Các bài liên quan về Tiểu đường
Người mắc bệnh tiểu đường luôn có hàm lượng đường trong máu cao. Vì vậy, bệnh nhân tiểu đường cần hết sức cảnh giác với những thực phẩm chứa nhiều cacbohydrat.
Tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm đang trở thành mối đe dọa thực sự với sức khỏe. Dưới đây là một số lời khuyên giúp ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường.
Tập thể dục được cho là giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, đặc biệt là ở người có nguy cơ cao. Và nghiên cứu mới đây cho thấy đi bộ ngay sau khi ăn có thể là phương pháp đơn giản và hiệu quả nhất với người tiểu đường.
Nam giới bị thiếu ngủ trong cả tuần làm việc có thể giảm nguy cơ bị bệnh tiểu đường loại 2 nếu họ ngủ nhiều hơn vào cuối tuần.
Nhiều món ăn bài thuốc có công năng hỗ trợ hoặc trị liệu được bệnh tiểu đường rất đắc dụng
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Genetics ngày 14/7, khiếm khuyết về DNA của những người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể giải thích tại sao họ lại dễ bị mắc bệnh ung thư máu hơn những người khác.
Một nghiên cứu giai đoạn đầu cho thấy một loại vắc xin thử nghiệm có thể chế ngự hệ thống miễn dịch ở những người bị bệnh tiểu đường loại 1, cung cấp hy vọng mới để trì hoãn hoặc ngăn chặn các bệnh tự miễn dịch, các nhà nghiên cứu cho biết.
Tập thể dục không khó nhưng không có thời gian. Sau đây là 10 ích lợi của tập thể dục với bệnh tiểu đường giúp bạn có động lực thu xếp dành thời gian cho tập thể dục.
Nhiều người đàn ông mắc bệnh tiểu đường cũng bị tắc nghẽn ngưng thở khi ngủ hoặc OSA, một chứng rối loạn hô hấp, nơi đường thở bị tắc nghẽn khi miệng và cổ họng thư giãn trong khi ngủ, thường xuyên trong hơn 10 giây.
Nghiên cứu cho thấy rối loạn ăn uống có thể là phổ biến hơn ở phụ nữ bị tiểu đường hơn những phụ nữ không mắc bệnh tiểu đường. Ăn vô độ là rối loạn ăn uống phổ biến nhất ở phụ nữ bị bệnh tiểu đường loại 1. Trong số phụ nữ mắc bệnh tiểu đường loại 2, ăn uống say sưa là phổ biến hơn.
Tin đọc nhiều
Tiến trình phát triển của bệnh ung thư buồng trứng phụ thuộc vào mức độ lây lan của khối u (khối u này phát triển thành ung thư).
Song song với việc cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết để xây dựng xương chắc khỏe thì chế độ ăn uống cũng đóng một vai trò trong hủy hoại sự khỏe mạnh của xương.
Loại thực phẩm này tuy nhỏ bé nhưng lại có nguồn năng lượng và lợi ích to lớn trong cơ thể con người.
Đôi mắt không những là cửa sổ tâm hồn mà còn là bộ phận cơ thể để bắt bệnh trên người chúng ta. Dưới đây là những triệu chứng ở mắt báo hiệu bệnh tật không nên bỏ qua.
Trái cây giàu vitamin dinh dưỡng nhưng không ai cũng ăn trái cây đúng cách. ví dụ như có nên ăn trái cây trước khi ngủ ?