
Công dụng
Theo dược học cổ truyền, nhân sâm là một trong những vị thuốc quý:
- Đại bổ nguyên khí.
- Bổ ích ngũ tạng: tâm, can, tỳ, phế, thận.
- Sinh tân dưỡng huyết.
- Chống suy nhược mệt mỏi tăng cường thể lực.
- Nhân sâm chống đái tháo đường, ưng thư, chống oxy hóa, cải thiện chức năng gan, tăng cường miễn dịch cơ thể, tăng sự bền bỉ, chống căng thẳng về cảm xúc và thể chất.
Sử dụng
- Ngày dùng 100ml sau ăn sáng hoặc ăn trưa, lắc đều trước khi uống, có thể dùng thêm lúc bạn căng thẳng mệt mọi sẽ giúp bạn hồi phục sức lực và cân bằng.
Lưu ý
- Những người bị bệnh thực chứng (cấp tính) như cảm sốt, đau bụng tiêu chảy do trúng thực, đau bụng do hư hàn, nhiễm trùng (do thấp nhiệt), viêm gan - mật cấp, viêm dạ dày - ruột cấp, viêm tuỵ cấp, sốt xuất huyết; không nên dùng nhân sâm.
- Phụ nữ đang mang thai, trẻ nhỏ dưới 13 tuổi không được dùng nhân sâm.
- Người đang bị lao, giản phế quản, ho ra máu không được dùng nhân sâm.
- Người bị cao huyết áp (can dương vượng), đàn ông bị di tinh, xuất tinh sớm, âm hư hoả vượng đều không nên dùng nhân sâm.
- Một số bệnh nhân bị tự miễn (ban đỏ, mụn nhọt, viêm đa khớp, da cứng...) cũng không nên dùng nhân sâm.
- Người không bị suy nhược cơ thể, nếu dùng nhân sâm ngâm rượu với nồng độ 3% với liều 100 - 200ml/ngày có thể bị các tác dụng phụ như nhức đầu, chóng mặt, tay chân run rẩy, đi lại khó khăn, mất ngủ, hạ đường huyết, hạ huyết áp.
- Nhân sâm là thảo dược quí và mạnh có tạc dụng đến khí và ngũ tạng và huyết áp, mỗi người có thể trạng khác nhau nên tuân thủ sự gọi ý sử dụng từ thấy thuốc.
- Chỉ nên dùng nhân sâm vào buổi sáng, không dùng vào buổi chiều - tối, để cơ thể không bị hưng phấn, sẽ được nghỉ ngơi tốt hơn.