- Từ xa xưa, nấm Linh chi không những được xem như vị thuốc cứu tinh của sức khỏe, mà còn là thực dưỡng. Linh chi có thể chế biến các món ăn: mặn, chay, nấu chè… Linh chi được dùng ở Trung Quốc và các nước lân cận nhưng chỉ dành cho vua chúa. Chỉ từ hơn 30 năm trở lại đây khi người Nhật tìm phương cách trồng được Linh chi rồi sản xuất đại trà và ai cũng có thể dùng được.
- Những tác dụng kỳ diệu của Linh chi mới được làm sáng tỏ bằng những phân tích, những thử nghiệm hiện đại với sự tham gia của rất nhiều nhà khoa học trên thế giới. Đến nay có ít nhất hơn 2.000 báo cáo khoa học về Linh chi đã được công bố trên thế giới.
- Linh chi có rất nhiều tên gọi và có rất nhiều loài Linh chi khác nhau. Các loài Linh chi được xếp vào một họ riêng là họ nấm linh chi Ganodermataceae, trong đó có chi Ganoderma có đến 80 loài. Riêng nấm có màu đỏ đã có 45 loại có màu sắc khác nhau thay đổi từ vàng, cam, đỏ tía... Ngoài ra, nếu trồng Linh chi trong môi trường, điều kiện khác nhau, sẽ có màu sắc khác nhau. Do vậy, Linh chi đỏ được gọi là Linh chi chuẩn và tốt nhất trong các loài thuộc họ Linh chi. Thành phần hóa học và dược tính của Linh chi đã được các nhà khoa học phân tích cho thấy Linh chi có gần 200 hoạt chất và dẫn chất có trong Linh chi bao gồm: acid amin, các acid hữu cơ, các acid béo, terpenoid, alkaloid,protein, glycoprotein, các khoáng đa lượng và vi lượng. Vì thế từ nhiều ngàn năm nay, linh chi chiếm vị trí cao nhất trong cổ thư Trung Quốc. Nó không còn xa lạ với thầy thuốc bốn phương và từ lâu đã có tên chính thức trong dược điển của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc... như một phương thuốc đặc trị. Linh chi được xem như một loại thượng dược, không độc. Công hiệu phòng trị tốt đối với các lọai bệnh, từ ung bướu đến cao huyết áp, ứ máu, tắc mạch máu, bệnh mạch vành, chảy máu não, nhồi máu cơ tim, từ bệnh trĩ đến bệnh viêm tuyến tiền liệt... Ngoài ra Linh chi còn có tác dụng trì hoãn quá trình lão hóa của cơ thể, an thần giúp tế bào hấp thụ oxy tốt hơn, chống mụn đẹp da chống táo bón mãn tính với bệnh nhân trĩ.