Nấm linh chi đặc biết tốt với người huyết áp cao, gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ, kháng khuẩn, tăng cường tình dục, giúp dễ ngủ và chống ung thư.
Nấm linh chi có nhiều cách để sử dụng nhưng theo đa số cho biết thì cách dưới đây sẽ hiệu quả nhất.
Các nhà khoa học ở Đại học Haifa, Israel khẳng định nấm linh chi - một loài nấm dại thường dùng trong Đông Y có thể chữa ung thư tuyến tiền liệt. Nhóm nghiên cứu đã phát hiện các phân tử trong nấm linh chi (tên khoa học là Ganoderma lucidum) giúp ngăn cản một vài cơ chế liên quan đến sự phát triển của khối u.
Đông trùng hạ thảo và quá trình từ ấu trùng thành trùng thảo
Vào mùa đông, một số ấu trùng sâu bướm sống trong lòng đất bị nấm ký sinh Ophiocordyceps sinensis tấn công. Ấu trùng chết đi chỉ để lại lớp vỏ ngoài, còn nấm mốc thì tiếp tục phát triển nhờ sử dụng chất dinh dưỡng từ cơ thể sâu non.
Đông trùng hạ thảo ngày càng được nhiều người tin dùng để bồi bổ sức khỏe. Tuy nhiên, không ít người chưa hiểu rõ về sản phẩm này, dẫn đến việc sử dụng không đúng cách, khó đạt được hiệu quả tối đa.
Các món ăn bổ dưỡng từ đông trùng hạ thảo
Những giới cách chế biến đông trùng hạ thảo nguyên con thành những món ăn bổ dưỡng.
Công dụng thần kỳ của đông trùng hạ thảo với sức khỏe con người
Chúng tôi xin chia sẻ với người tiêu dùng những tác dụng thần kỳ mà đông trùng hạ thảo mang lại cho sức khỏe của con người.
Đông trùng hạ thảo có ích lợi gì trong quan hệ tình dục
Thời buổi kinh tế phát triển, đời sống vật chất được nâng cao thì nhu cầu sử dụng các vị thuốc qúy của Đông y nhằm bồi bổ sức khoẻ và kéo dài tuổi thọ ngày càng lớn. Với cánh 'mày râu' thì những dược liệu có khả năng cải thiện đời sống sinh lý, phòng chống 'căn bệnh' ' trên bảo dưới không nghe' hoặc 'chưa đi chợ đã hết tiền' xem ra được trọng dụng hơn cả.
Cách nấu món nhân sâm đông trùng hạ thảo hầm thịt heo
Món ăn ngon miệng bổ dưỡng đầy hấp dẫn.
Tăng cường thể lực, bồi bổ cơ thể, chống bệnh tiểu đường, tăng cường hoạt động gan giúp tăng cường tiêu hóa ăn ngon miệng, chống lão hóa, tăng cường trí lực, tăng khả năng sinh lý, chữa huyết áp thấp, giảm đau với ung thư, chống sơ cứng động mạnh, tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa viêm nhiễm do môi trường gây ra.
Theo nghiên cứu của đại học Surrey nước Anh, hiệp hội đái tháo đường Mỹ chỉ ra rằng nhân sâm góp phần giảm lượng đường trong máu.
Saponin là thành phần tạo nên tác dụng tuyệt vời của nhân sâm. Trong nhân sâm càng nhiều thành phần này thì càng tốt.
Cuộc thi nấu ăn nhân sâm tại Hàn Quốc
Nhân sâm tại Hàn Quốc được làm thành rất nhiều món ăn giúp bồi bổ sức khỏe.
Cách nấu món gà tần nhân sâm Hàn Quốc
Từ triều đại Joseon có ghi "gà tần hoàng kỳ đã được dâng lên hoàng phi của vua Nhân Tổ (Injo) khi sức khỏe của bà không tốt.
Thật không an toàn khi sử dụng "hồn nhiên" nhân sâm với một người không nên sử dụng nhưng sử dụng đúng cách nhân sâm lại là thần dược. Sử dụng liều chuẩn là bao lâu thì đạt hiệu quả tốt nhất? Đối tượng nào nên sử dụng thì tốt? Nhân sâm tác động đến huyết áp và đường máu như thế nào?
Tác hại của bia rượu khi uống nhiều
Trong vòng một giờ uống vào cơ thể, rượu được hấp thu toàn bộ với 80% tại ruột non và số còn lại ở dạ dày. Cồn bắt đầu tấn công cơ thể, trong đó gan và hệ thần kinh trung ương phải chịu đựng nhiều nhất.
Cách làm chanh và mật ong chưa đau họng da khô nứt nẻ
Khi trời lạnh, cơ thể con người vốn rất mong manh nên rất khó cưỡng lại được sự mệt mỏi và cảm lạnh. Biểu hiện là ho, sổ mũi, hắt hơi nhiều, đau rát họng, nhức đầu,… làn da trở lên nứt nẻ, khô ráp, đặc biệt đối với người cao tuổi còn bị đau nhức xương cốt rất khó chịu.
Tác hại của diệp hạ châu đắng
Diệp hạ châu có tác dụng diệt khuẩn bảo vệ gan lợi tiểu chữa viêm thận phù thũng, viêm niệu đạo và sỏi niệu đạo, viêm ruột, lỵ, viêm kết mạc, viêm gan, trị kiết lỵ, sốt rét, đau dạ dày, bệnh hoa liễu, vàng da, sỏi thận, sỏi mật.
Tác hại của bia rượu khi uống nhiều
Tam thất là một vị thuốc quý đặc biệt đối với phụ nữ ở tuổi sinh đẻ. Để sử dụng tam thất một cách khoa học, đem lại hiệu quả trong chữa bênh cần chú ý cách lựa chọn và sơ chế trước khi dùng.

Tâm phế mạn là bệnh có sự thay đổi cấu trúc và chức năng của thất phải sau những rối loạn hay bệnh của hệ hô hấp, có nghĩa là bệnh tim nhưng nguyên nhân là do từ bệnh phổi mà bị. Tâm phế mạn là loại bệnh được xếp hàng thứ 3 trong các bệnh tim mạch, thường gặp nhất ở người trên 50 tuổi sau tăng huyết áp và bệnh tim do xơ vữa mạch máu.

Nguyên nhân tâm phế mạn ở người cao tuổi

Nguyên nhân gây nên bệnh tâm phế mạn chủ yếu là do bệnh mạn tính về hệ hô hấp. Có nhiều bệnh mạn tính của hệ hô hấp nhưng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) đóng vai trò hàng đầu dẫn đến bệnh tâm phế mạn. Và các đợt bộc phát cấp của bệnh COPD sẽ làm cho tâm phế mạn nặng thêm, có trường hợp chỉ sau 3 năm đã có dấu hiệu suy tim phải. Ngoài ra, một số bệnh về phổi làm cản trở lưu thông khí gây thiếu ôxy như bệnh viêm phế quản mạn tính, viêm phổi kẽ, viêm rãnh liên thùy phổi, xơ hóa phổi, bệnh khí phế thũng, giãn phế quản, giãn phế nang, hen suyễn, bệnh tĩnh mạch phổi hoặc bệnh tăng áp lực phổi tiên phát. Một số bệnh tuy không thuộc hệ thống hô hấp nhưng có liên quan đến hô hấp như bệnh loạn dưỡng cơ, nhất là các cơ hô hấp (cơ liên sườn, cơ hoành), dị dạng cột sống do thoái hóa hoặc do dị tật bẩm sinh, bệnh Lupus ban đỏ hệ thống (bệnh rối loạn chất tạo keo) làm tổn thương mạch máu phổi cũng có thể gây nên bệnh tâm phế mạn.
 
Phòng bệnh tâm phế mạn ở người cao tuổi

Biểu hiện tâm phế mạn
 
Diễn biến của bệnh tâm phế mạn sẽ trải qua các giai đoạn khác nhau. Vì tâm phế mạn xuất phát từ các bệnh của viêm phổi mạn tính cho nên sẽ có các triệu chứng của viêm phế quản mạn, vì lẽ đó giai đoạn đầu của tâm phế mạn triệu chứng thường bị che lấp. Tiếp theo là giai đoạn tăng áp lực động mạch phổi. Sau cùng là giai đoạn suy tim phải. Ở giai đoạn đầu, khi bị bệnh phổi mạn tính thường có những đợt cấp tái phát xen kẽ những thời kỳ tạm ổn định. Bệnh nhân có thể có sốt, ho từng cơn, ho có đờm trắng, dính (nếu viêm phế quản cấp thì giai đoạn đầu chưa có đờm). Nghe phổi thấy có ran (rales) như  ran ngáy, ran rít, ran nổ, ran ẩm nhỏ hạt rải rác hai phế trường hoặc khu trú ở một thùy phổi nào đó (viêm phổi thùy). Giai đoạn này có thể kéo dài khá lâu, đôi khi đến 15 - 20 năm. Cứ mỗi đợt cấp tái phát bệnh lại nặng lên cho đến giai đoạn tăng áp lực động mạch phổi, tiếp đến là suy tim phải. Tăng áp lực động mạch phổi biểu hiện khi gắng sức, ho có nhiều đờm và bắt đầu có dấu hiệu đau ở vùng gan (vùng liên sườn 11 - 12 và hạ sườn phải) do gan ứ máu bởi bắt đầu suy tim phải. Nghe tim sẽ phát hiện dấu hiệu bệnh lý, ấn gan sẽ thấy tĩnh mạch cổ nổi rõ. Xquang tim cho thấy động mạch phổi nổi, siêu âm tim bằng Doppler màu sẽ cho thấy áp lực động mạch phổi trên 35mmHg. Giai đoạn cuối là suy tim phải, sẽ xuất hiện khó thở càng ngày càng tăng, nhất là lúc làm việc nặng, gắng sức (mang vác nặng, lên cầu thang, chạy, nhảy). Gan to, đau, tĩnh mạch cổ nổi và đập. Đồng thời xuất hiện phù ở mặt, chân phù rõ, môi tím, tim đập nhanh, loạn nhịp. Xquang tim sẽ thấy thân động mạch phổi phồng to. Điện tâm đồ sẽ xuất hiện dày nhĩ phải và thất phải. Siêu âm Doppler màu sẽ cho thấy áp lực động mạch phổi trên 45mmHg. Tình trạng thiếu ôxy mạn tính sẽ làm xuất hiện ngón tay, ngón chân có hình dùi trống hoặc có mắt lồi và đỏ do tăng sinh của các mao mạch máu màng tiếp hợp. Do lưu lượng tuần hoàn giảm, lượng máu đến thận giảm, bệnh nhân đái ít, gây suy thận chức năng, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến suy thận thực thể, suy thận mạn. Tiên lượng của bệnh tâm phế mạn tùy thuộc rất lớn đến việc phát hiện bệnh sớm hay muộn và điều quan trọng nữa là khi phát hiện bệnh có được điều trị tích cực hay không, chế độ sinh hoạt, ăn uống có hợp lý hay không?      
 
Phòng bệnh tâm phế mạn

Ðể phòng chống có kết quả bệnh tâm phế mạn, điều quan trọng hàng đầu là phải phòng tránh mắc các bệnh phổi cấp tính và nếu bị bệnh phổi cấp tính phải điều trị dứt điểm theo chỉ định của bác sĩ khám bệnh. Phòng bệnh tích cực là không hút thuốc lào, thuốc lá. Nhà ở phải thông thoáng, hạn chế khói, hơi độc (bếp than, bếp dầu) và vệ sinh môi trường sạch tránh tiếp xúc với bụi, chất thải bẩn. Những người lao động ở môi trường khói bụi, môi trường bị ô nhiễm phải có phương tiện phòng hộ đảm bảo tiêu chuẩn an toàn. Khi nghi ngờ bị bệnh tâm phế mạn, cần đi khám bệnh nhằm phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt để tránh bệnh chuyển sang giai đoạn tăng áp lực động mạch phổi, suy tim phải. Cần có chế độ sinh hoạt và chế độ ăn, uống hợp lý như không ăn mặn, ăn ít muối (thậm chí phải ăn nhạt, khi có suy tim). Khi đã xác định bệnh tâm phế mạn, không nên lao động nặng, không làm việc gắng sức. 
 
ThS.BS. Bùi Mai Hương
suckhoedoisong.vn
 

Ý kiến bạn đọc ()
 
Các bài liên quan về Chăm sóc sức khỏe tuổi 50
Loãng xương là một bệnh phổ biến ở người lớn tuổi, dễ để lại biến chứng nặng nề như: gãy cổ xương đùi, xẹp đốt sống... điều trị kéo dài, tốn kém, gánh nặng cho gia đình và xã hội. phòng bệnh bằng việc duy trì một chế độ ăn uống, sinh hoạt, luyện tập, vận động đầy đủ.
Bệnh Zona có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng ngoài 50 thì tỉ lệ gặp nhiều hơn. Bệnh tuy không gây nguy hiểm nhưng Zona ở mắt có thể gây viêm, loét giác mạc, hậu quả để lại là sẹo giác mạc ảnh hưởng rất lớn đến tầm nhìn và có thể gây mù lòa. Bệnh Zona còn được gọi là bệnh giời leo và do virút Varicella Zonster gây ra (VZV).
Phụ nữ ở tuổi trung niên luôn bị ám ảnh bởi chỉ số cân nặng của mình. Họ hạn chế ăn uống, loại bỏ các chất bổ dưỡng có nguồn gốc động vật ra khỏi thực đơn hàng ngày. Thực ra, không cần phải quá lo lắng nếu bạn hơi béo ra một chút so với thời kỳ trước.
Phụ nữ mãn kinh thường bị bốc hỏa, càng bốc hỏa lâu càng suy giảm trí nhớ.
Tin đọc nhiều
Diệp hạ châu có tác dụng diệt khuẩn bảo vệ gan lợi tiểu chữa viêm thận phù thũng, viêm niệu đạo và sỏi niệu đạo, viêm ruột, lỵ, viêm kết mạc, viêm gan, trị kiết lỵ, sốt rét, đau dạ dày, bệnh hoa liễu, vàng da, sỏi thận, sỏi mật.
Do sự suy giảm hoạt động của hệ trục não bộ - tuyến yên – buồng trứng, làn da của phái đẹp gặp phải nhiều vấn đề từ sau tuổi 40. Nếu không có những thay đổi phù hợp, cách chăm sóc da của chị em sẽ khó thể nào theo kịp đà lão hóa.
Bạn bị khô mắt, mỏi mắt, nổi vân đỏ gây khó chịu. Sau đây là nguyên nhân và cách bảo vệ mắt của bạn.
Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do siêu vi trùng gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi. Các triệu chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ em thường được chuẩn đoán nhầm với bệnh dị ứng, phát ban. Do đó, cần phân biệt các triệu chứng chân tay miệng ở trẻ để điều trị kịp thời nếu không sẽ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm.
Các món ăn dưới đây đều rất ngon mà có điểm chung là không có "gạo" vì gạo được xếp vào thực phẩm nhiều đường, có lượng carb cao, giàu tinh bột. Có người ngày ăn 5 bát cơm lại ít vận động lượng mỡ sẽ tăng rất nhanh. Thời xa xưa các cụ lao động chân tay nhiều. Ngay nay lao động chí óc nhiều. Thói quen ăn uống mỗi người cần tự tìm hiểu về hàm lượng dinh dưỡng để ăn bao nhiêu là đủ để thích nghi với thời @. Nếu có ăn cơm thì cũng chỉ nên ăn 1 đến 2 bát.