Nấm linh chi đặc biết tốt với người huyết áp cao, gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ, kháng khuẩn, tăng cường tình dục, giúp dễ ngủ và chống ung thư.
Nấm linh chi có nhiều cách để sử dụng nhưng theo đa số cho biết thì cách dưới đây sẽ hiệu quả nhất.
Các nhà khoa học ở Đại học Haifa, Israel khẳng định nấm linh chi - một loài nấm dại thường dùng trong Đông Y có thể chữa ung thư tuyến tiền liệt. Nhóm nghiên cứu đã phát hiện các phân tử trong nấm linh chi (tên khoa học là Ganoderma lucidum) giúp ngăn cản một vài cơ chế liên quan đến sự phát triển của khối u.
Đông trùng hạ thảo và quá trình từ ấu trùng thành trùng thảo
Vào mùa đông, một số ấu trùng sâu bướm sống trong lòng đất bị nấm ký sinh Ophiocordyceps sinensis tấn công. Ấu trùng chết đi chỉ để lại lớp vỏ ngoài, còn nấm mốc thì tiếp tục phát triển nhờ sử dụng chất dinh dưỡng từ cơ thể sâu non.
Đông trùng hạ thảo ngày càng được nhiều người tin dùng để bồi bổ sức khỏe. Tuy nhiên, không ít người chưa hiểu rõ về sản phẩm này, dẫn đến việc sử dụng không đúng cách, khó đạt được hiệu quả tối đa.
Các món ăn bổ dưỡng từ đông trùng hạ thảo
Những giới cách chế biến đông trùng hạ thảo nguyên con thành những món ăn bổ dưỡng.
Công dụng thần kỳ của đông trùng hạ thảo với sức khỏe con người
Chúng tôi xin chia sẻ với người tiêu dùng những tác dụng thần kỳ mà đông trùng hạ thảo mang lại cho sức khỏe của con người.
Đông trùng hạ thảo có ích lợi gì trong quan hệ tình dục
Thời buổi kinh tế phát triển, đời sống vật chất được nâng cao thì nhu cầu sử dụng các vị thuốc qúy của Đông y nhằm bồi bổ sức khoẻ và kéo dài tuổi thọ ngày càng lớn. Với cánh 'mày râu' thì những dược liệu có khả năng cải thiện đời sống sinh lý, phòng chống 'căn bệnh' ' trên bảo dưới không nghe' hoặc 'chưa đi chợ đã hết tiền' xem ra được trọng dụng hơn cả.
Cách nấu món nhân sâm đông trùng hạ thảo hầm thịt heo
Món ăn ngon miệng bổ dưỡng đầy hấp dẫn.
Tăng cường thể lực, bồi bổ cơ thể, chống bệnh tiểu đường, tăng cường hoạt động gan giúp tăng cường tiêu hóa ăn ngon miệng, chống lão hóa, tăng cường trí lực, tăng khả năng sinh lý, chữa huyết áp thấp, giảm đau với ung thư, chống sơ cứng động mạnh, tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa viêm nhiễm do môi trường gây ra.
Theo nghiên cứu của đại học Surrey nước Anh, hiệp hội đái tháo đường Mỹ chỉ ra rằng nhân sâm góp phần giảm lượng đường trong máu.
Saponin là thành phần tạo nên tác dụng tuyệt vời của nhân sâm. Trong nhân sâm càng nhiều thành phần này thì càng tốt.
Cuộc thi nấu ăn nhân sâm tại Hàn Quốc
Nhân sâm tại Hàn Quốc được làm thành rất nhiều món ăn giúp bồi bổ sức khỏe.
Cách nấu món gà tần nhân sâm Hàn Quốc
Từ triều đại Joseon có ghi "gà tần hoàng kỳ đã được dâng lên hoàng phi của vua Nhân Tổ (Injo) khi sức khỏe của bà không tốt.
Thật không an toàn khi sử dụng "hồn nhiên" nhân sâm với một người không nên sử dụng nhưng sử dụng đúng cách nhân sâm lại là thần dược. Sử dụng liều chuẩn là bao lâu thì đạt hiệu quả tốt nhất? Đối tượng nào nên sử dụng thì tốt? Nhân sâm tác động đến huyết áp và đường máu như thế nào?
Tác hại của bia rượu khi uống nhiều
Trong vòng một giờ uống vào cơ thể, rượu được hấp thu toàn bộ với 80% tại ruột non và số còn lại ở dạ dày. Cồn bắt đầu tấn công cơ thể, trong đó gan và hệ thần kinh trung ương phải chịu đựng nhiều nhất.
Cách làm chanh và mật ong chưa đau họng da khô nứt nẻ
Khi trời lạnh, cơ thể con người vốn rất mong manh nên rất khó cưỡng lại được sự mệt mỏi và cảm lạnh. Biểu hiện là ho, sổ mũi, hắt hơi nhiều, đau rát họng, nhức đầu,… làn da trở lên nứt nẻ, khô ráp, đặc biệt đối với người cao tuổi còn bị đau nhức xương cốt rất khó chịu.
Tác hại của diệp hạ châu đắng
Diệp hạ châu có tác dụng diệt khuẩn bảo vệ gan lợi tiểu chữa viêm thận phù thũng, viêm niệu đạo và sỏi niệu đạo, viêm ruột, lỵ, viêm kết mạc, viêm gan, trị kiết lỵ, sốt rét, đau dạ dày, bệnh hoa liễu, vàng da, sỏi thận, sỏi mật.
Tác hại của bia rượu khi uống nhiều
Tam thất là một vị thuốc quý đặc biệt đối với phụ nữ ở tuổi sinh đẻ. Để sử dụng tam thất một cách khoa học, đem lại hiệu quả trong chữa bênh cần chú ý cách lựa chọn và sơ chế trước khi dùng.

Khô khớp là hiện tượng các khớp khi vận động phát ra tiếng động lạo xạo hay lục khục. Đây là một triệu chứng của bệnh lý khớp. Khô khớp có thể chỉ biểu hiện đơn độc. Nhưng khô khớp cũng có thể kèm theo các triệu chứng khác của bệnh khớp như sưng, nóng, đỏ khớp, đau khớp, hạn chế vận động. Ở Khoa Khớp, Bệnh viện Bạch Mai hàng ngày có tới 100 bệnh nhân khớp mắc chứng khô khớp đến khám và điều trị.

Vì sao bị khô khớp?

Có 3 nguyên nhân chính gây chứng khô khớp là tổn thương sụn khớp, tổn thương xương dưới sụn và giảm tiết dịch khớp. Khi sụn khớp bị tổn thương, bề mặt khớp không còn trơn nhẵn nữa mà trở nên xù xì, thô ráp, lồi lõm. Theo thời gian, sụn khớp ngày càng mỏng đi, nứt nẻ..., để trơ lại lớp xương nằm bên dưới. Các ụ xương, gai xương xuất hiện trên bề mặt xương có thể cọ xát lên lớp màng xương ở các đầu xương, gây ra tiếng lạo xạo và kèm theo đau. Thoái hóa khớp là nguyên nhân chính dẫn đến khô khớp. Đây là một bệnh rất phổ biến, chiếm tỷ lệ 30% bệnh nhân khớp.

Những người hay mắc chứng khô khớp thường là: người trên 60 tuổi; những người trẻ tuổi không được cung cấp đủ vitamin và khoáng chất; ngoài ra, những người uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá, những người béo phì, người thường xuyên phải lao động nặng do các khớp bị đè nén nhiều hay sự thay đổi hormon như estrogen... cũng dễ bị khô khớp.

Điều trị thế nào?
 
Đầu tiên là phải phát hiện nguyên nhân bệnh gây chứng khô khớp. Nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì có thể ổn định bệnh trong thời gian dài. Thứ hai là phải dùng các thuốc giúp phục hồi khớp bị tổn thương. Đó là các thuốc chống thoái hóa khớp, chứa các thành phần của sụn khớp như collagen týp 2, glucosamin, chondroitin, axit hyaluronic.
 
Hiện nay, có cả liệu pháp tiêm acid hyaluronic nội khớp, thường là vào khớp gối, vai. Phương pháp tiêm này nhằm cung cấp acid hyaluronic là một thành phần của dịch khớp, giúp bôi trơn khớp, giảm ma sát, giảm xóc, do vậy, làm khớp vận động trơn tru. Thông thường, bệnh nhân có thể được tiêm 3-5 mũi tiêm vào một khớp, mỗi mũi tiêm cách nhau 1 tuần. Một số nghiên cứu cho thấy, tác dụng giảm đau, bôi trơn khớp kéo dài đến 6 tháng hoặc 1 năm do thuốc tiêm vào kích thích các tế bào sụn và tế bào màng hoạt dịch khớp sản sinh ra acid hyaluronic nội sinh.
 
Ngoài ra, cần bổ sung canxi vitamin D, các khoáng chất khác như magiê, vitamin K hàng ngày qua các thực phẩm như sữa, rau, trái cây để giúp xương chắc khỏe. Nếu cần thiết có thể bổ sung mỗi ngày 1 viên đa sinh tố chứa magiê, vitamin K, acid folic, vitamin B6 và B12. Chúng ta cần tích cực điều trị và dự phòng khô khớp càng sớm thì kết quả càng cao và càng đỡ tốn kém.
 
Để khô khớp không làm phiền

Cách nào để phòng ngừa và hạn chế khô khớp?

Chúng ta có thể làm chậm quá trình khô khớp bằng chế độ ăn uống và tập luyện, vận động đúng mức, phù hợp tình trạng sức khỏe.
 
Trong chế độ ăn, bạn nên ăn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, khoáng chất như cá biển, mực, tôm, cua, rong biển hay những loại rau mồng tơi, đậu. Bạn cần hạn chế đồ uống có cồn, bỏ hút thuốc lá, thuốc lào. Bạn cũng cần bảo vệ khớp khỏi các chấn thương.
 
Trong sinh hoạt hàng ngày, cần tránh các tư thế ngồi xổm, hạn chế lên xuống cầu thang, tránh cúi xuống nhấc vật nặng hay ngồi hàng giờ cong vẹo người ở tư thế xấu khi thêu thùa, may vá, viết lách. Bạn cũng không nên làm động tác bẻ các ngón tay kêu lắc rắc vì sẽ làm chấn thương dây chằng hay mặt khớp. Không nên tập thể hình với mang vác tạ quá nặng ở tư thế đứng hay ngồi. Tránh va chạm mạnh khi chơi các môn thể thao đối kháng như đá bóng, bóng rổ. Bạn nên tập thể dục đều đặn. Những lúc nghỉ giải lao giữa giờ làm việc, bạn nên vươn người, co duỗi tay, chân tại chỗ, làm các bài tập thể dục nhẹ nhàng.
 
Các bài tập theo sách Suối nguồn tươi trẻ hay tập Thái cực quyền, tập khí công rất có ích cho sự mềm dẻo, linh hoạt của khớp. Trước khi tập thể thao, bạn nên thường xuyên xoa bóp, khởi động cơ thể. Cũng cần có chương trình luyện tập thể thao tăng dần từ nhẹ đến nặng, từ đơn giản đến phức tạp. Khi tập luyện, nên tiến hành từ từ, không tập quá sức. Không nên nôn nóng, đốt cháy giai đoạn. Những môn thể thao có lợi cho xương khớp là đi bộ, đi xe đạp, bơi lội.
 
PGS.TS.BS. Nguyễn Vĩnh Ngọc
(Khoa Khớp - Bệnh viện Bạch Mai)
suckhoedoisong.vn

Ý kiến bạn đọc ()
 
Các bài liên quan về Chăm sóc sức khỏe tuổi già
Theo độ tuổi, chức năng của các cơ quan đều giảm dần, số lượng các tế bào hoạt động ở các cơ quan khác nhau, dẫn đến giảm cường độ trao đổi chất trong cơ thể, ngoài ra người già thường vận động ít hơn. Vì vậy, ở tuổi gia, nhu cầu về năng lượng của cơ thể giảm, vấn đề ăn uống ở độ tuổi này cần phải được đặc biệt chú ý.
Ở người già, nhiều khi có các biểu hiện như: Mệt mỏi, ăn uống kém không rõ nguyên nhân lại là triệu chứng của một bệnh có ảnh hưởng đến toàn thân, đó là bệnh suy tuyến giáp. Các triệu chứng của bệnh suy giáp thường xuất hiện từ từ, không rầm rộ nên rất dễ bị nhầm lẫn với những dấu hiệu của tuổi già.
Các nếp nhăn trên khuôn mặt người già khiến người khác khó đoán được cảm xúc của họ. Khó đoán được cảm xúc của những người cao tuổi. Ảnh: Dreamstime.
Vào mùa hanh khô, độ ẩm không khí thấp, gió nhiều nên các vi khuẩn gây bệnh sinh sôi và phát tán rất nhanh. Chính vì vậy mà số lượng người mắc bệnh khô da cao hơn các mùa khác. Trong mùa lạnh, người cao tuổi do sức đề kháng kém nên càng dễ mắc bệnh hơn. Vì thế, người cao tuổi cần chú ý giữ gìn sức khỏe và cần đề phòng một số bệnh về da sau đây.
Mới đây Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã đưa ra lời khuyến cáo về những thực phẩm người cao tuổi nên hạn chế ăn, vì chúng không có lợi cho sức khỏe, thậm chí có thể gây ra những căn bệnh nan y.
Người cao tuổi (NCT) sống lâu, sống có ích là một điều rất mừng cho gia đình và xã hội. Tuy nhiên, để sống vui, sống khỏe, sống có ích lại là một việc không hề đơn giản, nó cần phải có sự nỗ lực của chính bản thân người cao tuổi.
Hầu hết ở người cao tuổi khi tuổi càng cao thì càng dễ mắc bệnh tật bởi vì chức năng đề kháng của cơ thể bị suy giảm một cách đáng kể, lúc đầu bệnh còn nhẹ, thoáng qua, dần dần bệnh trở thành mạn tính, kéo dài, khó chữa.
Người cao tuổi cùng với sự lão hóa của cơ thể, hệ xương khớp trở nên suy yếu, mật độ xương ngày càng giảm. Và hầu hết người cao tuổi, khi đến năm 70 tuổi, mật độ xương chỉ còn 1/3 so với năm 30 tuổi! Đây chính là nguyên nhân gây ra các bệnh lý loãng xương, nhuyễn xương… và thể gãy xương với va chạm nhẹ chậm hồi phục gây khó khăn đi lại.
Tuổi già cũng gặp các bệnh lý về mắt. Hiểu biết đúng về một số diễn biến cũng như các bệnh lý về mắt thường gặp ở người cao tuổi giúp phòng tránh và chăm sóc mắt tốt hơn khi về già.
Làm thế nào để xử trí với những tai biến nguy hiểm? Làm thế nào để người cao tuổi được cấp cứu kịp thời tại gia đình trong ngày Tết trước khi được chuyển đến bệnh viện?
Tin đọc nhiều
Ở người già, nhiều khi có các biểu hiện như: Mệt mỏi, ăn uống kém không rõ nguyên nhân lại là triệu chứng của một bệnh có ảnh hưởng đến toàn thân, đó là bệnh suy tuyến giáp. Các triệu chứng của bệnh suy giáp thường xuất hiện từ từ, không rầm rộ nên rất dễ bị nhầm lẫn với những dấu hiệu của tuổi già.
Muốn bổ sung vitamin cho cơ thể, bạn cần biết nguồn thực phẩm chứa chúng. Vậy bạn hãy xem những thực phẩm nào chứa nhiều vitamin như dưới đây nhé.
Những loại pho mát này được sản xuất bởi vi khuẩn axit lac tic lên men trong vài ngày, vài tuần hoặc thậm chí nhiều năm. Bạn có thể bổ sung 30g pho mát mềm hoặc ½ chén phô mai mềm vào khẩu phần ăn nhẹ vào các ngày trong tuần, vừa giúp cung cấp probiotic, lại tăng cường protein, canxi cho cơ thể.
Tiến trình phát triển của bệnh ung thư buồng trứng phụ thuộc vào mức độ lây lan của khối u (khối u này phát triển thành ung thư).
Song song với việc cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết để xây dựng xương chắc khỏe thì chế độ ăn uống cũng đóng một vai trò trong hủy hoại sự khỏe mạnh của xương.