Bệnh tăng nhãn áp (glaucoma) là một bệnh mắt thông thường và là nguyên nhân chủ yếu gây mù mắt tại nước Úc, nhất là cho người trên 40 tuổi. Tuy nhiên, bệnh có thể ảnh hưởng bất cứ ai và vào bất kỳ lứa tuổi nào.
Vì thông thường bệnh nhân không có triệu chứng trừ khi bệnh đã vào giai đoạn nặng, và cũng vì sự nhận thức của quần chúng về bệnh nầy còn rất thấp, cho nên bệnh tăng nhãn áp được mệnh danh là: ‘kẻ trộm lén thị giác’ (the sneak thief of sight).
Bệnh tăng nhãn áp (glaucoma) là gì?
Bệnh tăng nhãn áp là một tình trạng khi thần kinh thị giác nối liền với vùng thị giác của não bộ bị hủy hoại và teo lại (atrophy). Việc nầy dẫn đến một kiểu hư hại đặc trưng cho thị giác (vision). Thông thường, bệnh này do áp xuất trong nhãn cầu tăng lên, nhưng có một số bệnh nhân vẫn mang bệnh dù áp xuất nhãn cầu không tăng (low tension glaucoma).
Bệnh rất nguy hiểm bởi vì trong giai đoạn sơ khởi là khi mà có thể điều trị được hữu hiệu nhất thì bệnh lại không có triệu chứng. Khi thị giác đã bị mất, việc điều trị chỉ có thể kiểm soát và làm chậm lại sự thoái hoá của thị giác. Nói một cách đơn giản, khi bệnh nhân chờ cho đến khi mình không còn nhìn thấy rõ nữa mới đi khám mắt, thì không có cách chữa trị nào có thể hồi phục lại được thị giác đã mất.
Người ta phân biệt 2 loại glô-côm: glô-côm cấp tính và glô-côm mạn tính. Trong đó Glô-côm cấp là một tình trạng cấp cứu trong nhãn khoa, cần phải đưa ngay người bệnh đến bệnh viện chuyên khoa để được điều trị kịp thời.
Glô-côm mạn tínhGlô-côm mạn tính (hay còn gọi là glô-côm góc mở) tiến triển rất thầm lặng không có dấu hiệu báo trước. Khi bệnh tiến triển, người bệnh bị thu hẹp dần thị trường người bệnh chỉ có thể nhìn thấy những vật ở phía trước mặt, không thể nhìn thấy hai bên, kiểu "thị giác đường hầm"
Glô-côm cấp tínhGlô-côm cấp tính (hay còn gọi là glô-côm góc đóng) khởi phát đột ngột với những biểu hiện: đau nhức mắt (mắt căng và nhức buốt), đau lan nửa đầu thường dễ lầm với bệnh nhức đầu, thị lực giảm sút, nhìn vào ngọn đèn thấy quầng xanh đỏ như cầu vồng, có thể buồn nôn, cảm giác choáng váng. Các biểu hiện này có thể kéo dài vài giờ rồi hết sau đó lại xuất hiện trở lại.
Tác hại của bệnh như thế nào?Mắt bình thường có nhãn áp từ 12 – 22mmHg. Ở người glô-côm cấp tính, nhãn áp tăng rất cao, trên 40mmHg. Nhãn áp cao chèn ép vào các bộ phận nội nhãn, làm giảm lưu lượng máu đến mắt để nuôi dưỡng thần kinh thị giác. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến teo lõm gai thị, giảm thị lực, cuối cùng dẫn đến mù lòa vĩnh viễn.
Những ai có nguy cơ mắc bệnh này?
Tất cả mọi người đều có thể bị glô-côm nhưng những đối tượng sau đây có nguy cơ dễ mắc bệnh hơn:
- Người trên 40 tuổi (thường gặp ở nữ nhiều hơn nam).
- Trong gia đình có người thân bị glô-côm.
- Người có mắt nhỏ, viễn thị, giác mạc nhỏ.
- Người có tâm trạng hay lo lắng.
- Bệnh nhân đái tháo đường.
- Sử dụng thuốc corticoid kéo dài.
- Người có tiền sử bị chấn thương vào mắt.
Cần phải làm gì?- Đây là trường hợp cấp cứu nên đưa ngay người bệnh đến cơ sở chuyên khoa càng sớm càng tốt.
Nguyên nhân nào gây ra bệnh tăng nhãn áp?
Trong nhãn cầu có một chất nước gọi là nhãn dịch (aqueous humour). Vai trò của nhãn dịch là nuôi dưỡng các cấu trúc trong nhãn cầu.
Nhãn dịch được tạo ra từ máu trên bề mặt của một cấu trúc gọi là thể mi (ciliary body). Thể mi nằm ở hậu phòng của nhãn cầu. Nhãn dịch được di chuyển từ hậu phòng đến tiền phòng và nó được thải lại vào trong máu thông qua kênh Schlemm nằm ở góc tiền phòng (anterior chamber angle).
Sự di chuyển của nhãn dịch trong một người bình thường
Sự di chuyển của nhãn dịch trong một người bị bệnh tăng nhãn áp.
Trong bệnh tăng áp xuất nhãn, kênh Schlemm không làm việc bình thường. Nhãn dịch thải ra khỏi mắt chậm hơn là nó được tạo ra cho nên áp xuất nhãn bị tăng. Tương tự như bệnh áp huyết cao (hypertension) làm hại đến những mạch máu và bộ phận thần kinh; áp xuất nhãn cao làm hư hại các sợi thần kinh thị giác nằm trên võng mạc phía sau mắt. Sau nhiều tháng cho đến một vài năm, dây thần kinh thị giác sẽ bị huỷ hoại, thị giác sẽ bị ảnh hưởng. Nếu không ngăn ngừa, tiến trình nầy sẽ làm cho dây thần kinh thị giác bị chết và bệnh nhân sẽ bị mù hoàn toàn.
Y khoa ngày nay không có biện pháp để phục hồi dây thần kinh một khi nó đã chết. Đôi khi do những nguyên nhân khác, thậm chí khi áp xuất nhãn bình thường, thần kinh thị giác vẫn bị hư hỏng.
Triệu chứng của bệnh tănh nhãn áp là gì?
Thường là không có triệu chứng. Sự hư hỏng tiến triển chậm đến nỗi bệnh nhân không để ý đến sự mất dần thị giác. Lúc ban đầu, thị trường phía ngoài (peripheral visual field) bị mất, và từ từ cho đến trung tâm thị giác bị hư. Đến lúc này, bệnh nhân sẽ bị mù.
Có một số người kinh nghiệm những triệu chứng nhẹ và đây là dấu hiệu quan trọng cho biết họ cần phải đi kiểm tra mắt với bác sĩ chuyên khoa mắt.
Những triệu chứng là:
Phải thay đổi kính đeo mắt thường xuyên.
Khó khăn trong việc điều chỉnh thị giác trong phòng tối.
Mất thị trường phía ngoài.
Thị giác mờ, không đọc được chữ nhỏ hay khó khăn khi xỏ kim.
Hiếm khi, bệnh nhân có những triệu chứng như nhìn thấy những vòng hào quang chung quanh đèn và bị nhức đầu nhiều.
Chúng ta không nên chờ đến khi có triệu chứng mới đi kiểm tra mắt về bệnh tăng nhãn áp. Mỗi người cần kiểm tra thường xuyên, cứ một năm một lần khi trên bốn mươi tuổi. Đối với những người thuộc diện dễ bị mắc bệnh nầy hơn (high risk factor), họ nên bắt đầu kiểm tra từ tuổi 30.
Các liệu pháp điều trị tăng nhãn áp
Tất cả các phương pháp tập luyện làm tăng lượng oxy vào cơ thể (như đi bộ, chạy bộ, leo núi, bơi lội...) đều tốt cho mắt và làm giảm nhãn áp. Vì vậy, những người mắc bệnh tăng nhãn áp nên tập thể dục đều đặn.
Nguyên nhân chính gây bệnh tăng nhãn áp (cườm nước) là áp suất ở trong mắt tăng cao, thủy dịch bị ứ đọng trong mắt, hủy hoại các tế bào thần kinh ở mắt và gây mù lòa. Nếu chẩn đoán sớm và chữa trị đúng cách, bệnh nhân có thể tránh được mù lòa. Khi bị bệnh, chỉ bác sĩ nhãn khoa mới có quyền quyết định điều trị phẫu thuật hay chỉ cần dùng thuốc. Tuy nhiên, trong cuộc sống hàng ngày, mọi người có thể áp dụng một số các phương pháp để phòng tránh và điều trị bệnh này.
1. Điều chỉnh lối sống
- Tập thở sâu, sống lạc quan, đầu óc thư giãn, tránh những xúc động mạnh, lo nghĩ; ngủ nhiều.
- Tập Yoga: Tư thế tập đầu chúc xuống đất, chân đưa lên trời có thể làm tăng nhãn áp trong một vài dạng cườm nước; nhưng lại có lợi đối với một vài dạng khác vì làm máu chảy xuống mắt nhiều hơn, giúp nuôi thần kinh mắt tốt hơn.
- Xoa mắt: Làm tăng thêm lượng máu lưu thông đến mắt để nuôi tế bào thần kinh mắt tốt hơn.
- Ăn nhiều rau, trái cây, tránh táo bón, kiêng ăn mỡ động vật vì mỡ động vật có thể ảnh hưởng đến mạch máu nuôi thần kinh mắt.
- Không hút thuốc vì thuốc lá ảnh hưởng gián tiếp đến bệnh cườm nước qua tác hại của các gốc tự do.
- Cẩn thận khi chơi các loại nhạc cụ phải dùng hơi thở mạnh và lâu như các loại kèn, tù và... vì chúng có thể gây tăng nhãn áp.
2. Dùng vitamin
- Vitamin C: Việc tiêm vitamin C liều cao vào tĩnh mạch sẽ làm hạ nhãn áp trong khoảng 12 tiếng (vì làm tăng áp suất của máu, khiến thủy dịch được hút ra khỏi mắt). Nhưng với loại vitamin C dạng uống thì chưa xác định được
tác dụng đối với nhãn áp. Tuy nhiên, vitamin C là một chất chống oxy hóa nên có tác dụng gián tiếp có lợi cho mắt.
- Vitamin A: Cũng là chất chống oxy hoá.
- Vitamin E: Ngoài tính chống oxy hóa mạnh, nó còn có tác dụng phụ trợ cho phẫu thuật tạo lỗỏò ở cườm nước vì ngăn chặn được sự tăng trưởng của sợi bào, tránh sự bít lỗ rò làm cườm nước tái phát.
3. Dùng các loại dược thảo
- Bạch quả: Đã được dùng hàng thế kỷ nay tại các nước phương Đông, hiện còn dùng phổ biến tại Mỹ để trị một số bệnh về thần kinh ở não (như bệnh Alzheimer). Bạch quả có thể có ích cho bệnh nhân cườm nước vì có tính chống oxy hóa mạnh, làm tăng lượng máu chảy đến mắt và có tác dụng bảo vệ thần kinh. Một nghiên cứu mới đây cho thấy, bạch quả có thể cải thiện được một phần thị trường bị khiếm khuyết do cườm nước.
- Trái sim: Có tác dụng bảo vệ mạch, ngăn chặn tiểu cầu, không có tác dụng trực tiếp trên nhãn áp nhưng có tính bảo vệ thần kinh.
- Cần sa: Làm giảm nhãn áp. Tuy nhiên, hiệu quả đối với nhãn áp chỉ kéo dài 3-4 giờ trong khi tác dụng phụ lại khá nhiều (làm mắt khô, giảm độ điều tiết, hạ huyết áp tư thế đứng, ung thư). Hiện người ta đang nghiên cứu loại thuốc nhỏ mắt có họ với cần sa để tránh hậu quả phụ.
4. Sử dụng các chiết xuất từ động vật
- Melatonin: Nghiên cứu trên súc vật cho thấy nó có tác dụng làm hạ nhãn áp. Người ta cho rằng chất này có liên quan đến việc kiểm soát đồng hồ sinh học của cơ thể, ảnh hưởng đến nhãn áp; nhưng chưa nghiên cứu nào khẳng định điều này.
- Acid béo Omega: Một số nghiên cứu cho thấy các thổ dân ở Alaska do ăn nhiều mỡ cá nên ít bị cườm nước. Tuy nhiên, chưa có cơ sở kiểm chứng chắc chắn
BS Châu Võ Thiếu Sơn
Theo answers.yahoo.com