Nấm linh chi đặc biết tốt với người huyết áp cao, gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ, kháng khuẩn, tăng cường tình dục, giúp dễ ngủ và chống ung thư.
Nấm linh chi có nhiều cách để sử dụng nhưng theo đa số cho biết thì cách dưới đây sẽ hiệu quả nhất.
Các nhà khoa học ở Đại học Haifa, Israel khẳng định nấm linh chi - một loài nấm dại thường dùng trong Đông Y có thể chữa ung thư tuyến tiền liệt. Nhóm nghiên cứu đã phát hiện các phân tử trong nấm linh chi (tên khoa học là Ganoderma lucidum) giúp ngăn cản một vài cơ chế liên quan đến sự phát triển của khối u.
Đông trùng hạ thảo và quá trình từ ấu trùng thành trùng thảo
Vào mùa đông, một số ấu trùng sâu bướm sống trong lòng đất bị nấm ký sinh Ophiocordyceps sinensis tấn công. Ấu trùng chết đi chỉ để lại lớp vỏ ngoài, còn nấm mốc thì tiếp tục phát triển nhờ sử dụng chất dinh dưỡng từ cơ thể sâu non.
Đông trùng hạ thảo ngày càng được nhiều người tin dùng để bồi bổ sức khỏe. Tuy nhiên, không ít người chưa hiểu rõ về sản phẩm này, dẫn đến việc sử dụng không đúng cách, khó đạt được hiệu quả tối đa.
Các món ăn bổ dưỡng từ đông trùng hạ thảo
Những giới cách chế biến đông trùng hạ thảo nguyên con thành những món ăn bổ dưỡng.
Công dụng thần kỳ của đông trùng hạ thảo với sức khỏe con người
Chúng tôi xin chia sẻ với người tiêu dùng những tác dụng thần kỳ mà đông trùng hạ thảo mang lại cho sức khỏe của con người.
Đông trùng hạ thảo có ích lợi gì trong quan hệ tình dục
Thời buổi kinh tế phát triển, đời sống vật chất được nâng cao thì nhu cầu sử dụng các vị thuốc qúy của Đông y nhằm bồi bổ sức khoẻ và kéo dài tuổi thọ ngày càng lớn. Với cánh 'mày râu' thì những dược liệu có khả năng cải thiện đời sống sinh lý, phòng chống 'căn bệnh' ' trên bảo dưới không nghe' hoặc 'chưa đi chợ đã hết tiền' xem ra được trọng dụng hơn cả.
Cách nấu món nhân sâm đông trùng hạ thảo hầm thịt heo
Món ăn ngon miệng bổ dưỡng đầy hấp dẫn.
Tăng cường thể lực, bồi bổ cơ thể, chống bệnh tiểu đường, tăng cường hoạt động gan giúp tăng cường tiêu hóa ăn ngon miệng, chống lão hóa, tăng cường trí lực, tăng khả năng sinh lý, chữa huyết áp thấp, giảm đau với ung thư, chống sơ cứng động mạnh, tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa viêm nhiễm do môi trường gây ra.
Theo nghiên cứu của đại học Surrey nước Anh, hiệp hội đái tháo đường Mỹ chỉ ra rằng nhân sâm góp phần giảm lượng đường trong máu.
Saponin là thành phần tạo nên tác dụng tuyệt vời của nhân sâm. Trong nhân sâm càng nhiều thành phần này thì càng tốt.
Cuộc thi nấu ăn nhân sâm tại Hàn Quốc
Nhân sâm tại Hàn Quốc được làm thành rất nhiều món ăn giúp bồi bổ sức khỏe.
Cách nấu món gà tần nhân sâm Hàn Quốc
Từ triều đại Joseon có ghi "gà tần hoàng kỳ đã được dâng lên hoàng phi của vua Nhân Tổ (Injo) khi sức khỏe của bà không tốt.
Thật không an toàn khi sử dụng "hồn nhiên" nhân sâm với một người không nên sử dụng nhưng sử dụng đúng cách nhân sâm lại là thần dược. Sử dụng liều chuẩn là bao lâu thì đạt hiệu quả tốt nhất? Đối tượng nào nên sử dụng thì tốt? Nhân sâm tác động đến huyết áp và đường máu như thế nào?
Tác hại của bia rượu khi uống nhiều
Trong vòng một giờ uống vào cơ thể, rượu được hấp thu toàn bộ với 80% tại ruột non và số còn lại ở dạ dày. Cồn bắt đầu tấn công cơ thể, trong đó gan và hệ thần kinh trung ương phải chịu đựng nhiều nhất.
Cách làm chanh và mật ong chưa đau họng da khô nứt nẻ
Khi trời lạnh, cơ thể con người vốn rất mong manh nên rất khó cưỡng lại được sự mệt mỏi và cảm lạnh. Biểu hiện là ho, sổ mũi, hắt hơi nhiều, đau rát họng, nhức đầu,… làn da trở lên nứt nẻ, khô ráp, đặc biệt đối với người cao tuổi còn bị đau nhức xương cốt rất khó chịu.
Tác hại của diệp hạ châu đắng
Diệp hạ châu có tác dụng diệt khuẩn bảo vệ gan lợi tiểu chữa viêm thận phù thũng, viêm niệu đạo và sỏi niệu đạo, viêm ruột, lỵ, viêm kết mạc, viêm gan, trị kiết lỵ, sốt rét, đau dạ dày, bệnh hoa liễu, vàng da, sỏi thận, sỏi mật.
Tác hại của bia rượu khi uống nhiều
Tam thất là một vị thuốc quý đặc biệt đối với phụ nữ ở tuổi sinh đẻ. Để sử dụng tam thất một cách khoa học, đem lại hiệu quả trong chữa bênh cần chú ý cách lựa chọn và sơ chế trước khi dùng.

Khi một yếu tố nào đó tác động và làm rối loạn sự hình thành hay dẫn truyền xung động, có thể dẫn đến tim không thể hoạt động tốt như bình thường. Tim có thể đập quá chậm, quá nhanh, không đều hoặc không đồng bộ với nhau.

Chung sống cùng máy tạo nhịp

Máy tạo nhịp của bạn là một thiết bị hiện đại và tuyệt diệu, nó cải thiện tình trạng hoạt động điện của tim khi khả năng phát nhịp và/hoặc dẫn truyền trong tim không hoạt động bình thường. Nhưng trước khi tìm hiểu về thiết bị này, bạn cần biết chút ít về quả tim của mình.
 
Nói chung, có thể coi tim như một chiếc bơm cấu tạo bởi một khối cơ đặc biệt. Tim làm nhiệm vụ bơm máu đến mọi tế bào trong cơ thể để vận chuyển ôxy và chất dinh dưỡng để cung cấp cho các tế bào hoạt động.
 
Tim co bóp (bơm máu) nhờ những tế bào đặc biệt (ở tim bình thường, những tế bào tạo nhịp này được gọi là nút xoang) phát ra các xung điện học. Các xung động này kích thích cơ tim co bóp để bơm máu vào hệ thống tuần hoàn. Để kích thích toàn bộ cơ tim co bóp nhịp nhàng và đồng bộ, xung động được lan truyền từ ổ phát nhịp theo một hệ thống dẫn truyền đặc biệt.
 
Khi một yếu tố nào đó tác động và làm rối loạn sự hình thành hay dẫn truyền xung động, có thể dẫn đến tim không thể hoạt động tốt như bình thường. Tim có thể đập quá chậm, quá nhanh, không đều hoặc không đồng bộ với nhau.

 
Máy tạo nhịp tim

Máy tạo nhịp được đặt ở dưới da, từ đó có dây nối vào tới tim để điều khiển hoạt động của tim.

Những nguyên nhân gây thay đổi nhịp tim bao gồm:

    Rối loạn hoạt động của nút xoang (bộ phận tạo ra xung động chính)
    Tắc nghẽn đường dẫn truyền điện học trong tim
    Xuất hiện các ổ phát xung động bất thường và mất kiểm soát

Nếu tim bạn đập quá chậm chậm, đập không đều, hoặc có lúc đập quá nhanh lúc quá chậm, chức năng bơm máu của tim sẽ bị ảnh hưởng. Khi ấy, bác sĩ có thể chỉ định đặt máy tạo nhịp nhân tạo cho bạn (còn gọi là máy tạo nhịp tim). Máy được cài đặt để phát ra xung điện theo nhịp đều đặn (thay thế hoặc hỗ trợ bộ phận tạo nhịp của tim), phù hợp với nhịp hoạt động của ổ phát nhịp tự nhiên của tim… Nhờ đó, mọi tế bào trong cơ thể đều được cung cấp đủ ôxy và chất dinh dưỡng.
 
Mỗi máy tạo nhịp tim về cơ bản đều gồm hai thành phần:
 
Nguồn phát nhịp (tạo nhịp): là một thiết bị điện tử được cung cấp năng lượng bằng pin nhỏ. Tại đây tạo ra các xung điện (giống như xung điện do tim tạo ra) để kích thích tim co bóp. Thiết bị này được cấy dưới da, thường ở vị trí dưới xương đòn bên trái.
 
Các dây dẫn: làm nhiệm vụ dẫn truyền các xung động từ thân máy tạo của máy. Mỗi máy thường có hai dây dẫn, một đầu nối với máy, một đầu cắm vào thành tim, một đầu dây ở buồng nhĩ, đầu dây còn lại ở buồng thất.
 
Máy tạo nhịp ngày nay có thời gian hoạt động dài hơn hẳn những máy thế hệ cũ. Như các thiết bị điện khác, máy tạo nhịp cũng đòi hỏi sự bảo dưỡng. Ví dụ: pin có thể bị “trơ” dần theo thời gian và chúng ta phải thay máy tạo nhịp khác. Thay máy tạo nhịp chỉ là một can thiệp ngoại khoa đơn giản. Bạn sẽ được bác sỹ điều trị của bạn giải thích cặn kẽ về thủ thuật này.
 
Khi pin bị “trơ”, máy sẽ hoạt động chậm dần, tuy nhiên chưa ngừng ngay lập tức. Với một máy tính tương thích đặc biệt, bác sĩ có thể phát hiện những dấu hiệu đầu tiên cho thấy máy sắp hết pin, thậm chí trước cả lúc bạn cảm nhận được những thay đổi trong cơ thể. Nếu bạn tự phát hiện nhịp tim đột ngột chậm lại, điều đó có thể nghiêm trọng và bạn nên đến gặp bác sĩ ngay.
 
Khi đã được đặt máy tạo nhịp, bạn cần biết một số kỹ năng thực hành đơn giản nhất định để có thể giúp theo dõi hoạt động của máy tốt hơn. Các kỹ năng này sẽ được trình bày ở phần tiếp theo.

Tự đo và ghi chép nhịp tim giúp bác sĩ
 
Tự đếm mạch là một cách rất tốt và đơn giản để kiểm tra trái tim của mình và máy hoạt động ổn định hay không. Mỗi lần tim co bóp, máu sẽ được bơm vào các động mạch. Bằng cách đặt các ngón tay lên mặt trong cổ tay hoặc trên động mạch ở vùng cổ, bạn sẽ sờ thấy mạch của mình đập. Số lần mạch đập trong một phút chính là tần số tim. Đếm mạch trong trọn vẹn một phút, ghi lại tần số mạch sẽ giúp bạn biết được tim mình thông thường đập với tần số bao nhiêu, cũng đồng thời là máy tạo nhịp duy trì nhịp đập của tim bạn với tần số bao nhiêu. Như vậy, bạn cũng có thể biết được khi nào tim của bạn đập chậm hơn mức cài đặt của máy tạo nhịp. Bác sỹ sẽ cho bạn biết khoảng nhịp tim dao động chấp nhận được. Nếu nhịp tim của bạn quá nhanh hay quá chậm so với mức cho phép, hãy tới gặp bác sĩ ngay.
 
Hầu hết các máy tạo nhịp chỉ hoạt động khi cần thiết. Máy có một bộ cảm biến giúp nhận cảm nhịp tim của người bệnh. Khi tim tự phát nhịp với một tần số cao hơn một ngưỡng nhất định được cài đặt, máy sẽ tự động dừng phát nhịp. Khi nhịp tim xuống thấp ngưỡng này, bộ cảm biến sẽ khởi động máy phát nhịp trở lại.
 
Dưới đây là một số hướng dẫn cho việc tự theo dõi mạch:

 -   Nếu máy tạo nhịp phát nhịp đều đặn ở tần số cao hơn tần số thích hợp, sẽ không có vấn đề gì xảy ra. Bạn không biết khi đó là máy tạo nhịp đang hoạt động hay là nhịp tự nhiên của tim.
 
 -   Nếu tim bạn đập với tần số gần hoặc nằm trong khoảng cho phép, nhưng thỉnh thoảng không đều, đừng lo lắng gì cả. Ổ phát nhịp tự nhiên của bạn sẽ luôn cạnh tranh với hoạt động của máy nhân tạo. Một vài nhát bóp đến sớm mà máy tạo nhịp cảm nhận được về mặt điện học sẽ không đủ làm mạch nảy lên để bạn có thể nhận thấy được.
 
 -   Nếu số nhịp mạch của bạn trong một phút đột ngột giảm xuống chậm hơn mức cho phép hoặc tăng cao bất thường, hãy đến khám bác sĩ ngay để được chỉ dẫn. Có thể cần cài đặt lại chương trình của máy tạo nhịp để nó tiếp tục hoạt động bình thường, hoặc có thể máy gặp phải những vấn đề khác.
 
 -   Nếu máy tạo nhịp của bạn được cài đặt theo chế độ nhịp tim thích nghi với vận động thể lực của bạn (tăng theo nhu cầu hoạt động và giảm đi khi nghỉ ngơi nhằm mục đích tiết kiệm pin) mà mạch của bạn nhanh và không đều trên 120 lần/phút, bạn cần đi khám bác sĩ.
 
 -   Nếu mạch của bạn đập nhanh hơn mức bạn đo được trước đó – nhưng dưới 100 lần/phút – không cần phải lo sợ. Trước khi ra viện, hãy trao đổi với bác sĩ điều trị về nhịp tim tối đa có thể chấp nhận được. Cũng cần biết liệu bạn có được cài đặt chương trình để nhịp tim thích nghi với những thay đổi vận động thể lực hay không. Trao đổi sớm với các bác sĩ ngay trong quá trình điều trị sẽ giúp bạn tránh được những lo lắng không đáng có.

Uống thuốc theo đơn
 
Tuân thủ những chỉ dẫn của bác sĩ và uống thuốc đều theo đơn là rất quan trọng. Thuốc có tác dụng phối hợp cùng máy tạo nhịp và giúp tim bạn hoạt động ổn định. Bạn cần lưu lại đầy đủ các hồ sơ, đơn thuốc liên quan đến các thời điểm ra viện và tái khám để tiện cho việc theo dõi.

Tuân thủ các chỉ dẫn liên quan đến chế độ ăn và vận động thể chất
 
Chiếc máy tạo nhịp cần khoảng tám tuần lễ để đi vào hoạt động ổn định. Trong thời gian đó, tránh những vận động mạnh, đột ngột, những động tác vung tay mạnh để tránh làm ảnh hưởng đến vị trí đặt máy và hoạt động của máy.
 
Những lưu ý và thông tin khác

 -   Tránh các áp lực đè lên vùng ngực nơi đặt máy tạo nhịp. Phụ nữ nên có một miếng lót nhỏ đệm giữa vết rạch da với dây đeo áo ngực. Tắm gội không ảnh hưởng đến máy, vì máy sẽ hoàn toàn không bị tiếp xúc với nước.
 -   Tuân thủ chiến lược điều trị của bác sĩ. Đi lại bằng ôtô, tàu hoả, hay máy bay không có gì nguy hại. Những người được đặt máy tạo nhịp vẫn có thể sinh hoạt tình dục bình thường.
 -   Tập thể dục mỗi ngày, bất cứ bài tập nào bạn thích. Bạn có thể đi bộ ngắn, hoặc vận động tay chân để giúp lưu thông tuần hoàn. Nếu chưa hiểu rõ về mức độ hoạt động cho phép, hãy hỏi ý kiến bác sĩ. Bạn hoàn toàn có thể thực hiện các hoạt động bình thường như những người cùng độ tuổi khác.
 -   Đừng tập quá mức. Ngừng tập nếu cảm thấy mệt. Khối lượng vận động phù hợp sẽ giúp bạn cảm thấy khỏe hơn.

Đến khám bác sĩ trong trường hợp:

    Bạn có khó thở.
    Bạn tăng cân và phù nề cẳng chân hoặc quanh mắt cá chân.
    Bạn bị chóng mặt, thoáng ngất, hoặc có những cơn choáng ngắn.

Báo với các bác sĩ khác và nha sĩ rằng bạn đang đeo máy tạo nhịp
 
Những khi đi khám bệnh tại một cơ sở nào khác hoặc kể cả khám răng, bạn cần cho bác sĩ và nha sĩ khám bệnh được biết bạn đang đeo máy tạo nhịp.
 
Những máy tạo nhịp hiện đại có tích hợp tính năng bảo vệ máy khỏi tác động của các thiết bị điện khác mà bạn có thể tiếp xúc hàng ngày. Đồ điện gia dụng như lò vi sóng, tivi, đài radio, máy nghe nhạc, máy hút bụi, chổi điện, dao điện, máy sấy tóc, máy cạo râu, máy xén cỏ, máy nướng bánh mì, máy xử lý thức ăn, máy mở đồ hộp,… sẽ không ảnh hưởng tới máy tạo nhịp của bạn. Phần lớn các thiết bị văn phòng như máy vi tính, máy chữ, máy photocopy, cùng những đồ văn phòng phẩm bằng gỗ hay kim loại cũng không gây hại cho máy tạo nhịp.
 
Nếu bạn nghi ngờ một thiết bị điện nào đó đang gây ảnh hưởng đến máy tạo nhịp, hãy tắt thiết bị đó hoặc đứng ra chỗ khác. Máy tạo nhịp sẽ hoạt động bình thường trở lại. Tham khảo ý kiến bác sĩ về những hoàn cảnh đặc biệt của bạn (ví dụ như làm việc với những thiết bị điện công nghiệp có cường độ cao hay những nguồn từ trường mạnh). Các thủ thuật ngoại khoa cũng được coi là hoàn cảnh đặc biệt cần lưu ý. Một số thiết bị y tế, như máy chụp cộng hưởng từ (MRI) có thể ảnh hưởng đến hoạt động của máy tạo nhịp nên bác sỹ khám bệnh cho bạn cần biết để có thể tìm biện pháp thăm dò thay thế thích hợp.

Luôn mang theo tấm thẻ cá nhân bên người
 
Trong bất cứ hoàn cảnh nào, tấm thẻ cá nhân sẽ cho mọi người biết bạn đang đeo máy tạo nhịp. Khi bạn đi máy bay, giữ thẻ trong hành lý xách tay. Thiết bị dò kim loại ở sân bay có thể phát hiện ra máy tạo nhịp của bạn, dù nó không làm hỏng máy. Xuất trình thẻ sẽ giúp bạn tránh được những điều phiền phức.

Khám bệnh định kỳ theo hẹn
 
Để giúp máy tạo nhịp vận hành ổn định, cần kiểm tra máy định kỳ để đánh giá hệ thống dây dẫn cũng như pin máy.
Ngày nay, hàng nghìn người được đặt máy tạo nhịp vẫn có một cuộc sống khoẻ mạnh. Nói chung, thiết bị này an toàn và đáng tin cậy. Không cần phải kiểm tra máy quá thường xuyên. Cách đơn giản nhất để kiểm tra máy là tự bắt mạch. Cũng cần uống thuốc đều theo đơn và đi khám định kì. Bác sĩ sẽ giải thích những vấn đề bạn chưa hiểu rõ.
Bạn sẽ tìm thấy tấm thẻ cá nhân ở cuối bài viết này. Mặt sau tấm thẻ là những chỉ dẫn đặc biệt. Hãy nhờ bác sĩ điều trị điền giúp các thông tin cần thiết mà bạn không rõ và luôn mang tấm thẻ này bên người.

THẺ CÁ NHÂN DÀNH CHO NGƯỜI MANG MÁY TẠO NHỊP

Họ tên: ....................................................................................
Địa chỉ: ....................................................................................
Điện thoại: ...............................................................................
Nhóm máu:

Tôi đang đeo máy tạo nhịp. Trong trường hợp cấp cứu, hãy liên hệ với:
Bác sĩ: ..........................................................................................................
Điện thoại: ....................................................................................................
Địa chỉ: .........................................................................................................

Loại máy tạo nhịp:                                          Loại dây dẫn:
Model:                                                             Số đăng kí:
Nhà sản xuất:                                                  Ngày cấy máy tạo nhịp:
Tần số của máy tạo nhịp

Hãy luôn mang tấm thẻ này bên mình. Nó sẽ giúp bạn trong trường hợp cấp cứu.

BẢNG THEO DÕI TẠI NHÀ

Họ tên bác sĩ: ...................................................................
Điện thoại: ........................................................................

Tần số tim được cài đặt
Khoảng dao động cho phép: từ đến ..… nhịp/phút.

Ngày

Nhịp tim

Thuốc sử dụng

Liều dùng

Số lần uống trong ngày

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Những thức ăn cần tránh: ..................................................................................
.........................................................................................................................

Vận động thể chất: ...........................................................................................
........................................................................................................................

Ngày khám kế tiếp: .........................................................................................

Theo tạp trí tim mạch học việt nam
tapchi.vnha.org.vn

Ý kiến bạn đọc ()
 
Các bài liên quan về Sức khỏe đời sống
Trong một nghiên cứu tác động của bắt nạt trẻ em ở cuối tuổi vị thành niên có thể tác động hoạt động xã hội, thể chất và tâm lý. Ở tuổi 50, những người từng là nạn nhân thường xuyên bị bắt nạt thời thơ ấu vẫn có nguy cơ rối loạn tâm thần như trầm cảm và lo âu. Họ cũng có xu hướng có chất lượng cuộc sống thấp.
Không cần hỏi tuổi tác, chẳng quan tâm đến tiền sử bệnh lý của khách hàng, bất cứ ai bước vào các trung tâm spa... đều được nhân...
Một sự bùng nổ lớn trong phổ biến trong những năm gần đây. Tuy nhiên, nhiều người không nhận ra sự nguy hiểm của nicotin lỏng được sử dụng trong các thiết thuốc lá điện tử gây ra. Trong vài năm qua, các cuộc gọi đến trung tâm kiểm soát chất độc Mỹ liên quan đến thuốc lá điện tử đã tăng mạnh. Khoảng một nửa các cuộc gọi liên quan đến trẻ em dưới 5 tuổi.
Những mẹo nhỏ dưới đây sẽ là những gợi ý hữu ích giúp bạn không bị cạn kiệt năng lượng và không ăn quá nhiều sau khi tập thể dục.
Những người bệnh uống loại thuốc chữa viêm gan C này trong vòng 3 tháng đã đón nhận tin vui: họ hoàn toàn khỏi bệnh và những tác dụng phụ...
Những lời khuyên sau đây sẽ giúp bạn tránh được nguy cơ là “nạn nhân” của chứng đau cổ và đảm bảo tình trạng này sẽ không làm ảnh hưởng đến...
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút sởi gây nên, lưu hành phổ biến ở trẻ em, bệnh xuất hiện quanh năm nhưng thường xảy...
Trong một xã hội đang hiện đại hoá với nhịp sống tăng nhanh đã gây ra những áp lực quá lớn khiến cho trẻ gặp vấn đề về sức khỏe tinh thần ngày càng nhiều...
Tuyệt đối không tắm nước hạt mùi khi trẻ đang ủ bệnh, đang sốt, đang mọc ban và ngay khi sởi vừa bay, nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam...
Ông Nguyễn Tấn Bỉnh, giám đốc Sở y tế TP.HCM đã cho biết như thế tại lễ phát động “tháng hành động vì chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm”...
Tin đọc nhiều
Các nhà khoa học đã phát triển một phương pháp mới đo nhanh nồng độ phân tử thuốc kháng sinh trong huyết thanh máu người, đặt nền móng cho...
Ở người già, nhiều khi có các biểu hiện như: Mệt mỏi, ăn uống kém không rõ nguyên nhân lại là triệu chứng của một bệnh có ảnh hưởng đến toàn thân, đó là bệnh suy tuyến giáp. Các triệu chứng của bệnh suy giáp thường xuất hiện từ từ, không rầm rộ nên rất dễ bị nhầm lẫn với những dấu hiệu của tuổi già.
Muốn bổ sung vitamin cho cơ thể, bạn cần biết nguồn thực phẩm chứa chúng. Vậy bạn hãy xem những thực phẩm nào chứa nhiều vitamin như dưới đây nhé.
Những loại pho mát này được sản xuất bởi vi khuẩn axit lac tic lên men trong vài ngày, vài tuần hoặc thậm chí nhiều năm. Bạn có thể bổ sung 30g pho mát mềm hoặc ½ chén phô mai mềm vào khẩu phần ăn nhẹ vào các ngày trong tuần, vừa giúp cung cấp probiotic, lại tăng cường protein, canxi cho cơ thể.
Tiến trình phát triển của bệnh ung thư buồng trứng phụ thuộc vào mức độ lây lan của khối u (khối u này phát triển thành ung thư).