Từ năm 1947, A.Fleming trở thành giám đốc bệnh viện và xây dựng hoàn chỉnh phòng thí nghiệm của bệnh viện, để có phương tiện nghiên cứu.
Năm 1928 ông là giảng sư môn vi sinh của Đại học Tổng hợp London. Trong những năm từ 1951 đến 1954, ông là giám đốc Đại học Tổng hợp Edinbuegh.
Các nghiên cứu của A.Fleming chủ yếu liên quan đến các loại vi khuẩn và hóa học trị liệu, các chất miễn dịch học. Ông nghiên cứu chất opsonin có đặc tính diệt trùng, sulfanylamid và kháng sinh. Do vào năm 1928, A.Fleming lúc làm việc tại phòng thí nghiệm, nhận thấy có một đám meo nổi lên trong đĩa thí nghiệm vi khuẩn còn sống của mình. Số vi khuẩn nằm gần đám meo thì chết còn ở phía xa vẫn sống, ông nhận thấy chính đám meo đã giết được các con vi khuẩn, nên ông đặt cho đám meo cái tên Penicillium Notatum (chất kháng sinh).
Sau khi tìm ra chất Penecillium Notatum, A.Fleming chứng minh rằng chất Péniciline có thể giết chết được vi khuẩn gây ra những bệnh tật, nhưng chưa bào chế ra loại thuộc đặc trị. Vì vậy công trình của ông ít được lưu tâm, cho đến năm 1941 khi Howard Florey (người Uúc) và Ernst Chain (người Đức) cùng các nhà khoa học khác tại Đại học Oxford tìm và bào chế đủ các chất kháng sinh Péniciline chống lại các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Năm 1945, A.Fleming nhận giải Nobel cùng Howard Florey và Ernst Chain, về công trạng tìm ra và bào chế thành công chất kháng sinh Péniciline cho nhân loại.
(Biên niên sử Việt Nam - Thế giới trước năm 2000)
Có thể bạn quan tâm sản phẩm của chúng tôi : linh chi rất tốt cho bệnh nhân huyết áp cao, tiểu đường và người khó ngủ; nhân sâm rất tốt với bệnh nhân huyết áp thấp; đông trùng hạ thảo rất tốt với bệnh nhân thận yếu, đau lưng, đi tiểu đêm, người tóc bạc sớm, người yếu sinh lý.